cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Khoa học công nghệ

Công trình chuyển đổi số đa chức năng của Trường ĐH Bách Khoa

  • 29/11/2023
  • Chỉ với một thiết bị điện tử được kết nối Internet, người dùng có thể tham quan toàn bộ cơ sở vật chất Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM nhờ công trình chuyển đổi số (CĐS) đa chức năng, đa nền tảng Bach Khoa 3D Virtual Tour.

    Công trình do Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) và Trường ĐH Bách Khoa thực hiện. Trong đó, Công ty Portcoast là đơn vị chủ trì toàn bộ nhân lực, công nghệ và thiết bị. 

    Công trình CĐS đưa toàn bộ khuôn viên Trường ĐH Bách Khoa lên trên nền tảng số.

    Số hóa cả hai cơ sở

    PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa, cho biết CĐS là một trong những mục tiêu hàng đầu của Trường trong nhiều năm qua. Vì vậy, khi Công ty Portcoast đề xuất hỗ trợ thực hiện công trình CĐS cơ sở vật chất, Trường đã đồng ý và nhanh chóng phối hợp với công ty để hoàn thiện công trình. 

    Công trình số hóa toàn bộ khuôn viên Trường ĐH Bách Khoa ở cơ sở Lý Thường Kiệt (Q10) và cơ sở Dĩ An (Bình Dương), gồm 29 tòa nhà, 50 phòng thí nghiệm của 12 khoa - trung tâm đào tạo, trung tâm - viện nghiên cứu, thư viện, sân thể thao… Người dùng có thể tham quan trực tuyến khuôn viên trường bằng nhiều thiết bị như máy tính, điện thoại, iPad, kính thực tế ảo (kính VR). 

    Tại mỗi vị trí, nền tảng còn cung cấp phần giới thiệu song ngữ Việt - Anh bằng văn bản và âm thanh, kết hợp hình ảnh về các sự kiện, hoạt động ngoại khóa. Công ty Portcoast còn bước đầu tích hợp một số đầu sách điện tử vào công trình CĐS. 

    Nguyễn Ngọc Thanh Xuân - Sinh viên năm thứ 4, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính Trường ĐH Bách Khoa, cho biết với công trình CĐS này, sinh viên có thể hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, phát triển, hệ thống cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy của Trường ĐH Bách Khoa. 

    “Là sinh viên ngành Khoa học Máy tính, việc tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến giúp mình có thêm động lực học tập và tạo ra những sáng tạo mang tính ứng dụng cao. Nếu có dịp giới thiệu Trường với bạn bè trong và ngoài nước, chắc chắn mình sẽ đề xuất trải nghiệm khuôn viên Trường thông qua trang web này” - Thanh Xuân bày tỏ.

    Trên nền tảng thực tế ảo này, đội ngũ Portcoast còn liên kết các kênh thông tin của Trường như Website, Facebook, YouTube, Linkedin, Google Maps để người dùng thuận tiện cập nhật các thông tin mới nhất về Trường. 

    Tính năng đo đạc trên mô hình 3D hiện trạng của công trình CĐS (đo diện tích của mái nhà tòa A5).

    Nâng cao hiệu quả quản trị số

    Ngoài hệ thống hình ảnh 360 độ, cơ sở vật chất Trường ĐH Bách Khoa trên nền tảng thực tế ảo còn được thể hiện qua sa bàn (mô hình thu nhỏ) và mô hình 3D hiện trạng. Trong đó, mô hình 3D hiện trạng được tích hợp hệ thống bản đồ nền, gồm: bản đồ giản lược, điều hướng, địa hình, đường phố, hình ảnh, OpenStreetMap… nhằm số hóa các nghiệp vụ quản lý vận hành, bảo trì hạ tầng kỹ thuật. 

    Đặc biệt, trên mô hình 3D hiện trạng này, người dùng có thể thao tác một số tính năng “động” như đo đạc vị trí tọa độ, tính chu vi, diện tích, thông số màu… Đây là điểm mới của công trình CĐS Trường ĐH Bách Khoa so với các nền tảng thực tế ảo khác. 

    Theo PGS.TS Bùi Mai Hương - Trưởng phòng Quản trị Thương hiệu - Truyền thông Trường ĐH Bách Khoa, các tính năng trên giúp trường tối ưu hóa công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất cũng như nâng cao hiệu quả quản trị số. Ví dụ, nếu phần mái của một tòa nhà bị hư hỏng, người dùng có thể trực tiếp đo đạc diện tích phần mái trên website, từ đó, hình dung khối lượng công việc và thời gian thi công để tối ưu quá trình sửa chữa. 

    Người dùng còn có thể trực tiếp ghi chú lên hình ảnh 360 độ của các thiết bị hư hỏng. Sau đó, nền tảng này sẽ tự động thông báo tới tài khoản của cán bộ quản lý thiết bị đó để họ nhanh chóng sửa chữa. Tuy nhiên, tính năng này chỉ giới hạn cho những người quản lý thiết bị, máy móc như cán bộ, giảng viên.

    Trưởng phòng Quản trị Thương hiệu - Truyền thông Trường ĐH Bách Khoa cũng cho hay công trình CĐS Bach Khoa 3D Virtual Tour còn hỗ trợ tốt cho công tác truyền thông, tuyển sinh từ xa của Trường. Chẳng hạn, học sinh và phụ huynh ở các tỉnh thành có thể truy cập vào nền tảng thực tế ảo này để khám phá cơ sở vật chất của Trường ĐH Bách Khoa. Qua đó, các bạn sẽ có những hình dung ban đầu về môi trường học tập, sinh hoạt tại Trường cũng như chuẩn bị một số hành trang trước khi nhập học. 

    Đối với công tác kiểm định, công trình CĐS này cũng mang lại nhiều giá trị. “Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố mà các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học quan tâm. Vậy nên khi số hóa cơ sở vật chất, các tổ chức kiểm định có thể tham quan, đánh giá tiêu chí cơ sở vật chất của trường một cách toàn diện mà không cần tốn nhiều thời gian, chi phí di chuyển” - PGS.TS Mai Hương nói.

    Ông Trần Tấn Phúc - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Portcoast, trao biểu trưng bàn giao cho Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Trần Thiên Phúc.

    THU TRANG

    Hãy là người bình luận đầu tiên