cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tuyển sinh

Đánh giá năng lực: Phương án tuyển sinh được nhiều thí sinh lựa chọn

  • 22/03/2019
  • Trong bối cảnh tuyển sinh đại học còn nhiều bất cập, liên tục thay đổi và cải tiến gây nhiều hoang mang cho thí sinh, phụ huynh, ĐHQG-HCM đã đưa ra phương án tuyển sinh bằng kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL). Phương án này vừa dung hòa các yêu cầu của Bộ GD&ĐT vừa đáp ứng tiêu chí tuyển chọn thí sinh tốt cho các trường.

    Năm 2018 có gần 5.000 thí sinh tham dự kỳ thi ĐGNL. Ảnh: Đức Lộc

    Sau khi đóng cổng đăng ký dự thi đợt 1 vào ngày 28/2, đã có hơn 36.000 thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi này, tăng hơn 7 lần so với năm 2018.

    40% chỉ tiêu cho ĐGNL

    Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm KT&ĐGCLĐT ĐHQG-HCM, con số trên đã khẳng định uy tín của kỳ thi ĐGNL, tạo sự tin tưởng đối với xã hội. Điều này thể hiện qua việc 20 đơn vị ngoài hệ thống ĐHQG-HCM gồm 17 trường ĐH, 3 trường CĐ sẽ sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển trong năm nay.

    Kỳ thi ĐGNL 2019 dành cho thí sinh đủ điều kiện dự thi THPT Quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT và học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc đã có bằng tốt nghiệp THPT Quốc gia.

    Mục tiêu của kỳ thi là đánh giá năng lực học đại học của thí sinh, đồng thời đa dạng hóa hình thức tuyển sinh và tăng thêm cơ hội trúng tuyển vào ĐHQG-HCM.

    Kết quả thi ĐGNL là một trong những phương thức xét tuyển vào các trường và đơn vị đào tạo thành viên ĐHQG-HCM. “Chỉ tiêu tuyển sinh xét theo phương thức kỳ thi ĐGNL 2019 chiếm tối đa 40% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành. Thí sinh được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng vào các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc của ĐHQG-HCM. Bên cạnh đó, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học, cao đẳng ngoài hệ thống ĐHQG-HCM (không giới hạn số nguyện vọng) có sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL 2019 để tuyển sinh” - TS Nguyễn Quốc Chính cho biết.

     Cách học thuộc lòng không đáp ứng được kỳ thi

    Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa Kỳ và bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

    Xét về cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA.

    Cụ thể, bài thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức lẫn về mặt tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.

    Giám đốc Trung tâm KT&ĐGCLĐT ĐHQG-HCM cũng lưu ý, dù bao quát phần lớn các môn học trong chương trình phổ thông, bài thi ĐGNL không tập trung vào việc ghi nhớ kiến thức mà yêu cầu thí sinh phải tư duy linh hoạt. Cách học thuộc lòng, nhồi nhét kiến thức sẽ không đáp ứng được bài thi.

    TS Nguyễn Quốc Chính nhấn mạnh: “Để làm tốt bài thi ĐGNL, thí sinh cần đáp ứng ba điều kiện. Thứ nhất, xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, vận dụng tốt các kỹ năng năng đọc hiểu, tư duy logic, xử lý số liệu để giải quyết các câu hỏi. Thứ hai, đảm bảo tâm lý và sức khỏe tốt, không tự tạo áp lực cho bản thân. Cuối cùng, cần có ‘chiến lược’ làm bài hiệu quả, tránh mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi vì đề thi gồm 120 câu làm trong 150 phút”.

    Kỳ thi ĐGNL năm 2019 do ĐHQG-HCM tổ chức gồm hai đợt. Đợt 1 trước kỳ thi THPT Quốc gia, vào ngày Chủ nhật 31/3 tại TP.HCM và Bến Tre; đợt 2 vào ngày 7/7. Kết quả của đợt 1 sẽ được công bố vào ngày 10/4.

    DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG SỬ DỤNG KẾT QUẢ KỲ THI ĐGNL

    Tính đến ngày 12/3, đã có 27 đơn vị sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức để xét tuyển.

    Các đơn vị trong hệ thống ĐHQG-HCM:

    1. Trường ĐH Bách Khoa
    2. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
    3. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
    4. Trường ĐH Quốc Tế
    5. Trường ĐH Công nghệ Thông tin
    6. Trường ĐH Kinh tế - Luật
    7. Khoa Y

    Các đơn vị ngoài hệ thống ĐHQG-HCM:

    1. Trường ĐH An Giang
    2. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
    3. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
    4. Trường ĐH Lạc Hồng
    5. Trường ĐH Kinh tế - Tài Chính
    6. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
    7. Trường ĐH Thủ Dầu Một
    8. Trường ĐH Nha Trang
    9. Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
    10. Trường ĐH Bình Dương
    11. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
    12.  Trường ĐH Hùng Vương
    13. Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
    14. Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
    15.  Trường CĐ Viễn Đông
    16. Trường ĐH Văn Lang
    17. Trường ĐH Phan Chu Trinh
    18. Trường CĐ Quốc tế TP.HCM
    19. Trường ĐH Văn Hiến
    20. Trường ĐH Kinh tế - Công nghiệp Long An.

    BẢO KHÁNH - PHIÊN AN (Bản tin ĐHQG-HCM số 193)

    Hãy là người bình luận đầu tiên