cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Hội thảo

Đóng góp cho giáo dục và đào tạo là tiêu chí quan trọng nhất

  • 24/07/2023
  • Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại tọa đàm đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định xét tặng Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) do ĐHQG-HCM tổ chức tại Nhà Điều hành ĐHQG-HCM vào sáng 24/7.

    Theo NGND.GS.TS Trần Doãn Sơn - Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, Dự thảo Nghị định cho thấy các cơ quan thẩm quyền đang áp dụng tiêu chí xét chức danh giáo sư (GS) cho danh hiệu NGND.

    Ông Sơn cho rằng tiêu chí chức danh GS thể hiện năng lực trí tuệ, thành tựu nghiên cứu là chủ yếu, còn NGND thể hiện ở chỗ lan tỏa xã hội, uy tín với học trò. Do đó, phải dựa trên sự khác biệt này để đề ra những tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp. Nếu không, sẽ lẫn lộn giữa hai chức danh này.

    “Tôi thấy có những tiêu chí của NGND mang tính chất học vấn, trí tuệ hơn là phục vụ. Ví dụ hướng dẫn 2 tiến sĩ, công bố 5 bài báo khoa học… Đây là việc của GS, không phải việc của NGND” - GS Trần Doãn Sơn đánh giá.

    GS Sơn cho biết, Khoản 2, Điều 9 của Dự thảo Nghị định đã nói rất rõ “giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao; tích cực tham gia các hoạt động xã hội; được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng”. Đây là kim chỉ nam để soạn các tiêu chí.

    NGND.GS.TS Lê Hoài Bắc - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM, chia sẻ ông từng làm hồ sơ xét học hàm GS và sau đó sử dụng hồ sơ này để xét tiếp cho danh hiệu NGND. Hai bộ hồ sơ này gần như giống nhau. Thậm chí NGND làm còn khó hơn cả GS.

    “NGND 3 năm mới xét một lần và mỗi lần chỉ có 10-20 người. Còn GS xét hằng năm, mỗi năm 60-70 người. Tôi đề nghị xem lại mục tiêu của nó. Mục tiêu để làm cái gì? Mục tiêu của việc xét danh hiệu NGND là để vinh danh sự đóng góp cho giáo dục và đào tạo, khác hẳn với việc GS làm khoa học. Việc xét NGND như GS là không phù hợp với ý nghĩa của danh hiệu này” - GS Lê Hoài Bắc nhận định.

    Theo NGND.GS.TS Phan Thị Tươi - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, nhìn vào quy định các tiêu chuẩn xét danh hiệu NGND, NGƯT, các thầy cô là thạc sĩ “đều không có cửa” vì theo quy định, người được xét phải hướng dẫn nghiên cứu sinh.

    GS Phan Thị Tươi bộc bạch: “Khi tôi còn làm quản lý, có những trường hợp tôi rất áy náy cho đến bây giờ vì không làm được cho các thầy. Các thầy rất xứng đáng, ít nhất là danh hiệu NGƯT. Nhưng không có một tiêu chuẩn nào để các thầy đăng ký được hết. Các thầy cô đó là những người đã lớn tuổi, họ sắp về hưu hoặc đã về hưu rồi. Tôi nghĩ mình phải suy nghĩ lại cách vinh danh. Đã là đại học thì họ tham gia đào tạo sinh viên đại học. Phải đánh giá việc họ tham gia đóng góp như hướng dẫn sinh viên đi thi Olympic, tham gia xây dựng các chương trình đào tạo bậc đại học”.

    TS Lê Thị Anh Trâm - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ ĐHQG-HCM, cho biết Ban đã ghi nhận tất cả góp ý của các đại biểu. Những góp ý này sẽ được Ban thể hiện trong văn bản gửi đến Bộ GD&ĐT.

    Đây là lần thứ hai ĐHQG-HCM tổ chức toạ đàm đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định xét tặng NGND, NGƯT.

    GS Trần Doãn Sơn cho rằng các tiêu chí xét danh hiệu NGND trong Dự thảo Nghị định không nên nhầm lẫn với việc xét học hàm GS.
    GS Lê Hoài Bắc đề nghị ban soạn thảo cần xem lại mục tiêu của việc xét danh hiệu NGND.
    GS Phan Thị Tươi nêu trăn trở về các thầy cô là thạc sĩ đã cống hiến cả đời nhưng không được xét danh hiệu NGND.
    Toàn cảnh tọa đàm.

     

    Tin, ảnh: PHIÊN AN

    Hãy là người bình luận đầu tiên