cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Đừng tách mình khỏi thế giới

  • 30/08/2017
  • Anh không còn xa lạ trên mặt báo với những nhan đề về một nhà khoa học trẻ cùng nhiều thành tích nổi bật. Câu chuyện về anh được kể như bao gương mặt tài năng khác của tuổi trẻ Việt. Nhưng đó là một Nguyễn Lạc Hà của những tin tức theo dòng thời sự, chỉ kịp dừng lại trong khoảnh khắc vinh quang lấp lánh…

        Giữa những bộn bề cuộc đời hôm nay, vẫn còn một Nguyễn Lạc Hà thích ngân nga Đêm buồn tỉnh lẻ, đi du lịch bụi và cùng người bạn đời gãy nhịp ghi-ta theo điệu hát Lê Uyên - Phương.

    Học lại tiếng Anh

        Anh thích cả văn lẫn sử. Đến bây giờ, anh vẫn vẹn nguyên giọng tự hào khi nói về niềm yêu thích hai môn học xã hội này. Ở trường phổ thông, học văn, sử trên 8,0 là điều rất khó vậy mà năm nào điểm văn của anh cũng đứng nhất trường. Học kỳ I năm lớp 12, anh nằm trong top 3 học sinh giỏi sử của tỉnh và được đưa vào đội tuyển để thi học sinh giỏi vòng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng đến phút cuối do có sự thay đổi về đội tuyển thi, anh cùng bạn khác đã không được chọn. 

        Trong những tháng ngày còn là học sinh cuối cấp, anh thường ước mơ trở thành một người lính. “Gia đình mình là gia đình cách mạng nên ba mẹ rất muốn mình đi theo con đường ‘binh nghiệp’. Thế là mình đăng ký vào sĩ quan, chính xác là trường Sĩ quan Lục quân. Hồi đó mình cũng như bây giờ, ốm yếu, gầy gò nên khi khám sức khỏe họ không chịu. Nhưng lúc sau họ gọi mình lên và nói, nếu muốn đi học sĩ quan,mình phải đến chỗ khám sức khỏe nhờ người ta ghi lại kết quả thì mới có thể đậu. Nhưng mình không thích điều này. Do vậy, mình phải chọn một hướng khác cho tương lai”.

        Gặp lại người bạn thân thời phổ thông,sau những hụt hẫng, do dự về con đường phía trước, cả hai cùng nộp hồ sơ vào Bộ môn Kỹ thuật Hóa học của Trường ĐH Cần Thơ. Vào đại học, anh cho biết mình còn mang theo nỗi sợ Tin học từ thời phổ thông. Những tiết thực hành chay với các bài tập lập trình Pascal trừu tượng vì phòng máy tính của trường chỉ có 20 cái, cứ thế theo anh trôi qua trong 3 năm học. Giảng đường đại học mở ra với anh bắt đầu bằng những thách thức đơn giản nhất, kể cả chuyện học tiếng Anh.


        Năm 2014 khi sang Mỹ để nghiên cứu, việc giao tiếp tiếng Anh với bạn bè quốc tế và các giáo sư buộc anh phải học lại từ đầu thứ ngôn ngữ này. “Mình hiểu người ta nói gì nhưng mình nói người ta lại không hiểu. Điều đó khiến mình cảm thấy rất uất ức. Một người bạn Hàn Quốc khi đó nói với mình: ‘Mày phải cố gắng giải thích bằng mọi cách để người ta có thể hiểu mày’. Thế là mình bắt đầu thay đổi, phương pháp học tiếng Anh của mình trước đây không phù hợp. Mình phải học lại mọi thứ như một đứa trẻ, từ nghe, nói, đọc, viết đến phát âm từng chữ một sao cho thật giống ngữ điệu của họ. Ban ngày ở phòng thí nghiệm, mình cố gắng nói chuyện với bạn bè và các thầy. Tối về, mình tra từ điển những từ đã nói mà họ không hiểu để xem người Mỹ đọc thế nào, người Anh nói ra sao. 6 tháng sau, khi quay về nước, mình có gặp lại người bạn Hàn Quốc ngày trước, lúc nói chuyện, bạn ấy đã rất bất ngờ về khả năng giao tiếp lưu loát của mình”.

        Tốt nghiệp đại học trước thời hạn nửa năm với tấm bằng loại giỏi Khoa Công Nghệ, Bộ môn Kỹ thuật Hóa học vào năm 2011, cùng lúc đó, anh biết đến chương trình tiến sĩ MANAR của ĐHQG-HCM. Anh nộp hồ sơ và trúng tuyển, trở thành nghiên cứu sinh của Trung tâm Nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử ĐHQG-HCM (INOMAR). Tại đây, anh bắt đầu dấn thân và thăng hoa trên con đường nghiên cứu chuyên sâu của mình. 5 công trình khoa học trên các tạp chí chuyên ngành hóa học trong 2 năm (2015-2016) và là tác giả chính của công trình đăng trên tạp chí JACS - một trong những tạp chí chuyên ngành hóa học uy tín nhất của Mỹ. Đó là những thành quả sau quá trình nỗ lực không ngừng của anh, quá trình được nuôi nấng bằng niềm đam mê và cả sự thất bại.

        Hỏi anh có bao giờ cảm thấy mình tự tách biệt khỏi cuộc sống và chỉ tồn tại trong thế giới của khoa học không? Anh nói: “Khi mình công bố một bài báo, mình có thể ngồi ở phòng thí nghiệm 14 tiếng đồng hồ và 6 tiếng đồng hồ ở ngoài. Nhưng không thể nào bằng thời gian mình chuẩn bị cho đám cưới. Mình và bà xã muốn tự chuẩn bị toàn bộ, từ thiết kế thiệp bằng tay, chụp hình cưới đến chỉnh sửa, in ấn... Dù những việc này chiếm khá nhiều thời gian nhưng mình vẫn không thể bỏ việc nghiên cứu được. Trước đám cưới, mình không xin nghỉ một tuần theo thông lệ mà vẫn lên trung tâm làm việc bình thường. Đám cưới là một trải nghiêm rất thú vị, dù mình khá mệt mỏi. Mọi thứ cứ thế đan xen vào nhau và mình luôn dành thời gian cho gia đình và nghiên cứu mà không bỏ quên bên nào”.

        Nhìn lại những ngả rẽ của cuộc đời mình, anh tâm sự: “Khi một sự việc xảy ra, nó sẽ kéo theo nhiều sự việc nối tiếp. Mình tin rằng mỗi lựa chọn của chúng ta đều nằm trong một chuỗi khởi sinh những cơ duyên không ngừng. Một Nguyễn Lạc Hà của năm 17 tuổi nếu chọn khác đi, làm theo lời chỉ dẫn của người nhận hồ sơ,chắc chắn sẽ không có Nguyễn Lạc Hà của hôm nay”. Dường như, anh đến với khoa học bằng chữ duyên chứ không phải niềm đam mê rạo rực của tuổi 17.


    Để một Việt Nam khác hơn

        Nhận học bổng sang Mỹ vào năm 2014, 6 tháng làm việc tại đây, ngoài những trở ngại ngoại ngữ ban đầu, không khí sôi động của nền học thuật tiên tiến bậc nhất thế giới khiến anh không ngừng suy tư. “Cuộc sống bên Hoa Kỳ rất áp lực. ĐH California, Berkeley - nơi mình nghiên cứu, được xem là trường đứng đầu trong hệ thống trường công của Hoa Kỳ với hơn 50 giải Nobel thuộc các lĩnh vực khác nhau. Riêng ngành hóa học, nếu mình nhớ không lầm thì trường có đến 13 giải Nobel. Mọi người ở đây làm việc rất chăm chỉ, từ sáng sớm đến 7, 8 giờ tối mới về, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật. Sống trong một môi trường như vậy mình luôn cố gắng để không bị bỏ lại phía sau. Chăm đọc, chăm làm, chăm lắng nghe và dốc toàn bộ năng lượng để lao về phía trước”.

        Phía trước ấy có gì? Với anh, tương lai không chỉ được phác họa với những nhiệt huyết của tuổi trẻ riêng mình. Ở đó, anh còn mang theo hoài bão mà những thổn thức của một người trẻ yêu Tổ quốc luôn khiến anh khắc khoải. “10 người hỏi Hà đến từ đâu thì 9 người không biết Việt Nam là ở đâu. Số lượng công bố quốc tế của nước mình cực kỳ thấp.Trong lĩnh vực nghiên cứu hóa học của Hà, ngày trước muốn tìm những bài báo trên tạp chí của Hoa Kỳ là rất khó. Nhưng bây giờ mọi thứ đã dần thay đổi. Hà nghĩ rằng bản thân mình hay các bạn trẻ khác khi có cơ hội ra nước ngoài học tập và nghiên cứu, chúng ta không chỉ làm việc bằng niềm đam mê mà còn bằng nghị lực để góp phần tạo nên hình ảnh một Việt Nam khác hơn. Đừng bao giờ để người ta nghĩ về Việt Nam là một nước với văn hóa bao thư, luồn lách, là nước tiêu cực với tham nhũng, cướp giật… Hà luôn mong muốn đến một ngày nào đó, Hà có thể lập được một nhóm nghiên cứu có uy tín, để khi bạn bè quốc tế nói về bọn Hà, họ đều biết những anh chàng này là người Việt Nam”. Có lẽ không chỉ riêng anh mà bất kỳ người Việt trẻ nào khi bước đi giữa phồn vinh của quê người đều mang theo mình nỗi đau đáu về một Việt Nam mai sau.


    Nguyễn Lạc Hà được Giám đốc ĐHQG-HCM trao bằng khen cho công trình NCKH xuất sắc trong năm học 2015-2016. Ảnh: NVCC

        Anh cho biết người luôn đồng hành với những vinh quang và nhọc nhằn của anh chính là người vợ mà anh vừa kết tóc trong năm nay. Tạm gác lại những bề bộn của công việc, anh tập chơi ghi-ta để “có thể hát những bài mình thích theo cách của mình”, để cùng người bạn đời ngân nga giai điệu của Những ngày xưa thân ái, Riêng một góc trời, Đêm buồn tỉnh lẻ... Với anh, chơi ghi-ta cũng như nghiên cứu khoa học, đều phải chú trọng sự sáng tạo.
        
        Anh Tâm sự: “Khoa học luôn cần những nhà nghiên cứu biết nhìn, tư duy khác đi về mọi thứ. Âm nhạc cũng vậy, Hà muốn đến với chúng theo một phong cách riêng. Chơi nhạc giúp Hà nuôi dưỡng sự sáng tạo ấy. Nó như một cách vun đắp niềm đam mê nghiên cứu cho mình. Và hơn hết, để khi bước đi giữa cuộc đời này, mình không bị mất hút vào bất cứ đâu. Đừng tách mình khỏi thế giới mà phải giữ đôi chân trên mặt đất, giữ tâm trí an nhiên để có thể đi được nhiều nơi và học hỏi được nhiều hơn”.

    PHIÊN AN

    Hãy là người bình luận đầu tiên