cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

  • 19/11/2019
  • Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) gồm 8 tỉnh/thành: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Bình Phước. Mặc dù chỉ chiếm 9,2% diện tích nhưng vùng chiếm hơn 45% GDP, 40% kim ngạch xuất khẩu, 43% thu ngân sách của cả nước. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh CMCN 4.0, khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức: sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt là sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng và nền tảng khoa học công nghệ.

    Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của VKTTĐPN? Hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, lãnh đạo, doanh nghiệp đã cùng tìm câu trả lời tại hội thảo “Đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại VKTTĐPN trong bối cảnh hội nhập quốc tế và CMCN 4.0”. Hội thảo do ĐHQG-HCM, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Đồng Nai phối hợp tổ chức sáng 31/10.

    Vai trò “đầu tàu” đi đến hồi kết?

    Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc ĐHQG-HCM, cho rằng VKTTĐPN là một khu vực kinh tế năng động nhất, có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên việc liên tục đổi mới, sáng tạo và nền tảng khoa học công nghệ hiện đại thì chắc chắn rằng kinh tế VKTTĐPN sẽ trở nên chậm chạp và lạc hậu so với tốc độ phát triển chung.

    Từ đây có thể thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của VKTTĐPN trong CMCN 4.0. Nhất là khi nhìn vào thực trạng năng lực cạnh tranh “đáng lo” của VKTTĐPN.

    Theo phân tích của TS Phí Thị Hồng Linh (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), năng lực cạnh tranh của VKTTĐPN đang có xu hướng giảm tương đối so với VKTTĐ Bắc bộ, đồng thời giữa các địa phương trong vùng có sự chênh lệch lớn về năng lực cạnh tranh.

    “Giai đoạn 2011-2017, năng suất lao động của VKTTĐPN tăng bình quân khoảng 5%/năm, trong khi VKTTĐ Bắc bộ tăng 8,54%/năm. Mặt khác, khi xét năng suất lao động ở từng địa phương thì có sự chênh lệch rất lớn. Trong đó, TP.HCM có năng suất lao động cao gấp 3 lần Bà Rịa - Vũng Tàu, 4 lần Bình Dương, 5 lần Đồng Nai, 7-8 lần Bình Phước, Tây Ninh, Long An và hơn 10 lần Tiền Giang” - TS Phí Thị Hồng Linh cho biết.

    Cũng theo TS Linh, có 4 nguyên nhân khiến năng lực cạnh tranh của VKTTĐPN đang có xu hướng giảm, gồm: chất lượng lao động hạn chế; hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; chất lượng hoạt động điều hành của chính quyền các địa phương chưa cao; liên kết kinh tế vùng còn yếu.

    TS Trần Thị Hồng Liên (Trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG-HCM) nhận định vị thế của VKTTĐPN đang suy yếu so với VKTTĐ phía Bắc, bên cạnh đó thành tựu về công nghiệp của VKTTĐPN cũng “không có gì xuất sắc”. Nhìn ra bên ngoài, TP.HCM (thành phố phát triển nổi bật nhất VKTTĐPN) càng thất thế trong cuộc đua với các đô thị lớn trong khu vực khi năng lực cạnh tranh và môi trường sống bị xếp hạng rất thấp.

    TS Trần Thị Hồng Liên nhận định vị thế của VKTTĐPN đang suy yếu so với VKTTĐ phía Bắc.

    TS Liên cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến sự “yếu thế” nằm ở việc phân bổ nguồn lực không tương xứng.

    “Số chi ngân sách so với GRDP của TP.HCM bằng một phần ba nhóm dẫn đầu (7,8% so với hơn 20% của Bắc Kinh, Thượng Hải, một nửa so với Hà Nội (15,5%). Sự thiếu ngân sách cộng với cơ chế thiếu tính tự chủ đã cản trở sự phát triển của vùng. Như vậy, xét trên các chỉ số cơ bản vai trò ‘đầu tàu’ của VKTTĐPN dường như đi đến hồi kết” - TS Trần Thị Hồng Liên bình luận.

    “Số chi ngân sách so với GRDP của TP.HCM bằng một phần ba nhóm dẫn đầu (7,8% so với hơn 20% của Bắc Kinh, Thượng Hải, một nửa so với Hà Nội (15,5%). Sự thiếu ngân sách cộng với cơ chế thiếu tính tự chủ đã cản trở sự phát triển của vùng. Như vậy, xét trên các chỉ số cơ bản vai trò ‘đầu tàu’ của VKTTĐPN dường như đi đến hồi kết”.

    TS Trần Thị Hồng Liên

    Bàn thêm về “điểm nghẽn” trong liên kết VKTTĐPN, PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình (Trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG-HCM) cho rằng thể chế liên kết vùng còn yếu. Điều này thể hiện qua chính sách và các quy định về liên kết vùng chưa rõ ràng, bộ máy vận hành liên kết vùng thiếu quyền năng và cơ chế thực thi thiếu hiệu quả. Việc hình thành và phát triển VKTTĐPN còn mang tính hành chính chủ quan, khó thành tiếng nói chung giữa các tỉnh/thành có lợi ích khác biệt và điều kiện phát triển khác biệt.

    “Điểm nghẽn chính trong liên kết vùng tại VKTTĐPN nằm ở chính sách và các quy định về liên kết vùng chưa đủ mạnh, bộ máy điều phối vùng hiện nay còn nhiều điểm bất hợp lý, cơ chế thực thi thiếu hiệu nghiệm. Chính điều đó đã dẫn đến những bất cập trong liên kết vùng VKTTĐPN thời gian qua” - PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình nhấn mạnh.

    Cần sự đột phá về chính sách

    Từ thực trạng năng lực cạnh tranh giảm dẫn đến nguy cơ VKTTĐPN sẽ trở nên chậm chạp, lạc hậu, các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, lãnh đạo, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp để xây dựng nền kinh tế thông minh, tương lai thông minh cho vùng.

    TS Nguyễn Văn Vẹn (Trường ĐH Tài chính - Marketing) cho rằng cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý phải có khả năng đồng sáng tạo, mục tiêu là nhằm phát huy trí tuệ tập thể và tính kỷ luật. Bên cạnh đó, đổi mới xây dựng lộ trình cơ sở hạ tầng thông minh là yếu tố quan trọng quyết định thành công đô thị thông minh trong tương lai.

    Trong khi đó, theo ông Trần Văn Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thì điều cấp bách nhất chính là tạo sự liên kết mạnh mẽ trong vùng. Ông cho biết: “Hạn chế của VKTTĐPN đầu tiên phải nói đến là kết nối hạ tầng. Đơn cử như tuyến đường sắt đô thị chỉ đến Suối Tiên (Quận 9, TP.HCM) thì hiệu quả chưa thật sự cao. Nếu tuyến đường sắt đô thị kéo dài đến Bình Dương, Biên Hòa thì sẽ rất tốt cho phát triển. Tuy nhiên muốn đưa về rất khó, vì vướng quy định, đường sắt đô thị ở địa phương nào, địa phương đó quản lý”.

    “Hạn chế của VKTTĐPN đầu tiên phải nói đến là kết nối hạ tầng. Đơn cử như tuyến đường sắt đô thị chỉ đến Suối Tiên (Quận 9, TP.HCM) thì hiệu quả chưa thật sự cao. Nếu tuyến đường sắt đô thị kéo dài đến Bình Dương, Biên Hòa thì sẽ rất tốt cho phát triển. Tuy nhiên muốn đưa về rất khó, vì vướng quy định, đường sắt đô thị ở địa phương nào, địa phương đó quản lý”.

    Ông Trần Văn Vĩnh

    Đồng quan điểm, TS Phí Thị Hồng Linh nhận định, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho VKTTĐPN thì phải đẩy nhanh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của vùng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Bên cạnh đó, các địa phương phải tăng cường liên kết kinh tế, nâng cao năng lực điều hành của chính quyền cũng như nâng cao chất lượng lao động của vùng.

    PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình cho rằng thể chế liên kết vùng còn yếu.

    Ở một góc nhìn khác, theo TS Trần Thị Hồng Liên, VKTTĐPN đang rất cần sự đột phá về chính sách để bật trở lại vai trò đầu tàu. Và con đường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một gợi ý để không phải phụ thuộc nhiều vào ngân sách từ trung ương.

    “Chúng ta cần làm 3 việc. Thứ nhất là lựa chọn tiểu ngành khởi nghiệp có thế mạnh và phù hợp với xu thế. Thứ hai là hỗ trợ chính sách chung từ chính quyền. Thứ ba là dùng mua sắm công làm đòn bẩy cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, vùng cần nâng cao năng lực cho các nhà đầu tư khởi nghiệp, cần kêu gọi, có các chính sách, cơ chế ưu đãi. Cuối cùng, vùng cần có sự vào cuộc nhiệt tình của chính quyền địa phương bằng cách tham gia các hoạt động tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” - TS Liên gợi ý.

    ĐỨC LỘC

    Hãy là người bình luận đầu tiên