cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Hội nghị - Hội thảo

Giáo dục STEAM - bồi dưỡng tri thức, xây dựng kỹ năng, đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cách mạng 4.0

  • 18/12/2021
  • Sáng 18/12, Trường ĐH KHXH&NV và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Đại ĐHQG-HCM cùng phối hợp tổ chức trực tuyến Hội thảo Khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục STEAM trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham dự tích cực của gần 200 đại biểu gồm: các chuyên gia lý luận và ứng dụng giáo dục STEM/STEAM, các nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà quản lý, giáo viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên và học sinh từ các tổ chức, cơ sở giáo dục các cấp học và cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục của một số địa phương trong cả nước.

    Hội thảo lần này do hai trường đại diện cho hai nhóm ngành khoa học cơ bản của ĐHQG-HCM cùng phối hợp tổ chức. Phát biểu khai mạc, TS Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV khẳng định cách mạng công nghiệp 4.0 một mặt mang đến những tiến bộ khoa học công nghệ với tốc độ chưa từng có, mặt khác đặt ra nhiều thách thức to lớn cho các nhà giáo dục trong việc đề ra những định hướng và chiến lược, nhằm trang bị những kỹ năng để phát huy hiệu quả năng lực sáng tạo cho người học. Trong bối cảnh đó, giáo dục STEAM được nhiều chuyên gia đánh giá là hướng phát triển phù hợp để bồi dưỡng tri thức, xây dựng kỹ năng, đổi mới sáng tạo.

    Phó hiệu trưởng cũng nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Trường ĐH KHXH&NV và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cùng phối hợp tổ chức một hội thảo khoa học cấp quốc gia về lĩnh vực giáo dục, kết hợp chuyên môn đào tạo và nghiên cứu giảng dạy của hai trường. “Đây cũng là một bước đi phù hợp với xu hướng liên ngành, xuyên ngành trong giáo dục, cũng như chiến lược xây dựng sức mạnh hệ thống trong ĐHQG-HCM” - TS Phạm Tấn Hạ chia sẻ.

    TS Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV phát biểu khai mạc hội thảo.

    Tiếp lời TS Phạm Tấn Hạ, PGS.TS Trần Minh Triết - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cũng khẳng định sự cần thiết kết hợp giữa khoa học công nghệ vốn là nền tảng cho giáo dục STEM với sự sáng tạo và tự do cởi mở của yếu tố nghệ thuật – sáng tạo (Arts), để từ đó “trọng tâm của STEAM không chỉ còn là phát triển các kĩ năng và kiến thức khoa học tự nhiên (như STEM), mà còn chuyển sang các ứng dụng vào thực tiễn xã hội, và qua đó, sẽ trở nên nhân văn hơn.” 

    PGS.TS Trần Minh Triết - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên phát biểu khai mạc.

    Giáo dục STEAM là gì?

    Tại hội thảo, TS. Vũ Quang Tuyên - trường ĐH KHTN trình bày tham luận “Khung khái niệm cơ bản cho giáo dục STEM/STEAM tích hợp”, trong đó ông nêu rõ một số đặc trưng của nổi bật của giáo dục STEM (Science/Khoa học, Technology/Công nghệ, Engineering/Kỹ thuật và Math/Toán) hay giáo dục STEAM (thêm Arts/Nhân văn) tích hợp như sau:

    1. Tập trung đến vấn đề thế giới thực tế từ đó tích hợp liên/giao xuyên ngành giữa các môn của STEM, và ngoài STEM (A).  

    2. Có các thực hành kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật gắn kết với các công nghệ liên quan. Thiết kế kỹ thuật như là nhân tố tích hợp các môn, là bối cảnh để học hỏi, khám phá các môn khác.

    3. Cách tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm cần được vận dụng. Qua đó học sinh được cơ hội nắm bắt nội dung, tự suy nghĩ để khắc sâu kiến thức. 

    4. Nhấn mạnh đến hoạt động nhóm và năng lực giao tiếp, vì các vấn đề về thế giới thực cần sự cộng tác trong nhóm…

    Đây là mô hình giáo dục giúp học sinh có động lực học tập đúng đắn, chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai, góp phần đáp ứng những đòi hỏi từ thế giới thực của thế kỷ 21. Vì vậy, mô hình trên đã và đang thu hút được sự quan tâm rộng lớn ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 

    Ứng dụng mô hình giáo dục STEAM

    Hiện nay, mô hình giáo dục này đang được áp dụng từ mầm non đến đại học. Bên cạnh đó, việc dạy học giáo dục tích hợp STEAM còn được ứng dụng qua dự án làm sách giáo khoa hình chữ nổi - một dự án đặc biệt góp phần đem giáo dục STEAM đến với học sinh khiếm thị. Ngoài ra, STEAM không chỉ được tổ chức trong khoa học tự nhiên mà còn được tích hợp trong giáo dục các chủ đề về khoa học xã hội và nhân văn như ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia,... 

    Tại báo cáo tham luận đề dẫn với chủ đề “Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh qua hoạt động giáo dục STEM/STEAM ”, TS Hoàng Mai Khanh - Trường ĐH KHXH&NV đã nêu rõ động cơ học tập là một trong các yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh. Cô đã giới thiệu mô hình tạo động lực học tập MUSIC gồm năm yếu tố theo hình thức câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Cụ thể năm yếu tố đó là:

    1. eMpowerment/ Trao quyền: mức độ kiểm soát chủ động mà học sinh có được đối với việc học của mình.

    2. Usefulness/Hữu ích: giáo viên cho học sinh thấy được tại sao cần học những nội dung này.

    3. Success/Thành công: học sinh cần có niềm tin rằng nếu bản thân cố gắng trong môn học, em sẽ đạt được kết quả tốt.

    5. Interest/Hứng thú: khơi gợi sự quan tâm có thể thu hút sự chú ý, duy trì sự chú ý của học sinh.

    6. Caring/Quan tâm: Học sinh cảm thấy thầy cô quan tâm đến việc học của mình, thầy cô mong muốn và hỗ trợ học sinh đạt kết quả tốt.

    Như vậy, các hoạt động dạy học STEAM được thiết kế đáp ứng mô hình thúc đẩy động cơ học tập của học sinh như được trao quyền, cảm nhận sự hữu ích, được quan tâm, tin tưởng, hỗ trợ để thành công, đào tạo trở thành một con người STEAM.

    TS Hoàng Mai Khanh, Trường ĐH KHXH&NV trình bày tham luận.

    Qua các bài tham luận và trao đổi thảo luận về giáo dục STEAM, TS Hoàng Mai Khanh nhận định: “STEAM là xu hướng giáo dục cần thiết để người học phát huy tối đa năng lực bản thân, trách nhiệm xã hội, từ đó người học có thể làm việc trong bất kì môi trường nào”.

    NGUYỄN QUỲNH

    Hãy là người bình luận đầu tiên