(TBKTSG) - Tầng hầm để xe ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, trong một sáng đẹp trời bỗng biến thành một nhà sách, có giao lưu nói chuyện học thuật. Việc “cải tạo chuyển đổi chức năng” của một không gian vật chất tưởng bình thường đó lại mang trong nó biết bao nỗ lực. Nhưng liệu nó có làm được điều lớn hơn, như một mẫu hình của sự thay đổi nào đó?
Trong buổi khai mạc Trung tâm Sách đại học, PGS. TS. Phan Thanh Bình, Giám đốc cá cược thể thao trực tuyến là gì HCM, xúc động nhắc tới “thương hiệu” Văn Khoa một thuở. Theo ông, Văn Khoa trước đây từng là môi trường đại học không chỉ đẹp trong cách gọi, trên bề mặt từ ngữ mà còn trong hình dung về một không gian học thuật khá lý tưởng.
Trở lại với hiện tại, ông Bình ao ước rằng Trung tâm Sách đại học này sẽ chuyên chở được mơ ước của những người làm giáo dục đại học, của người học và người làm nghiên cứu hiện nay; đây sẽ là nguồn cung cấp sách sau phổ thông cho người học, sách rèn luyện nhân bản, sách ngoại văn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, nơi hỗ trợ cho việc tự đào tạo, tiếp cận tri thức đại học của mọi người dân và nhất là sẽ trở thành không gian sinh hoạt học thuật của giới đại học.
Trước mắt, trung tâm này - theo mô hình hợp tác giữa NXB Trẻ và NXB cá cược thể thao trực tuyến là gì HCM - vẫn là một chỗ bán sách, sẽ có hoạt động giới thiệu, giao lưu ra mắt sách.
Khi nói tới sự tụt hậu của đại học tại Việt Nam so với đại học quốc tế, có thể thấy ngay điểm yếu nằm ở chương trình và chất lượng đào tạo. Điều tiếp theo có thể thấy, đó chính là một môi trường sinh hoạt học thuật đúng nghĩa đại học, theo nghĩa, tự do, tự trị và tương tác mạnh mẽ với đời sống học thuật bên ngoài.
Nếu trước 1975, các đại học đều có những tờ tạp chí chuyên ngành có tiếng vang (ví dụ, Vạn Hạnh nổi tiếng với bộ Tư tưởng, Viện Đại học Đà Lạt nổi tiếng với tờ Chiều hướng mới, tờ Tri thức, Đại học Văn Khoa Sài Gòn có tờ tạp chí Văn khoa...) đó không chỉ là “ngôn luận học thuật” của chính những giảng viên, người cộng tác mà còn khẳng định sự trưởng thành trong đời sống nghiên cứu, sáng tạo của các sinh viên. Không khỏi ngạc nhiên khi tìm thấy trên những trang báo cũ được sản sinh ra từ các trường đại học ngày trước những bài viết chuyên môn sâu sắc, suy tư (và đi trước thời đại) của các sinh viên năm ba, năm tư xuất hiện bình đẳng bên cạnh những khảo cứu, tiểu luận của các vị giáo sư tên tuổi hàng đầu.
Trong tình hình hiện tại, những dạng tạp chí này “không có cửa” xuất hiện vì nhiều lý do. Những tờ báo lưu hành nội bộ trong các trường đại học hiện nay dần dần thuộc quyền quản lý của đoàn trường hay các tổ chức chính trị, quản lý sinh viên hơn là làm công việc học thuật một cách công tâm, thực chất. Những ấn phẩm “có tính học thuật” của đại học hôm nay được sinh viên chuyền tay nhau đôi khi chỉ là mấy quyển kỷ yếu đại hội, hội nghị khá nghèo nàn và thiếu tính diễn đàn, tương tác với sinh khí học thuật bên ngoài. Sinh hoạt chuyên đề trong trường đại học thường mang sắc thái cũ kỹ nhàm chán đến mức một vị tiến sĩ nhiều năm gắn bó với một trường đại học đã thốt lên rằng: “Chỉ các thầy nói, các thầy nghe, sinh viên bây giờ không đoái hoài tới”.
Không thể trách sinh viên khi chính họ là nạn nhân, khi niềm đam mê học thuật ở họ không được khơi gợi khuyến khích, tạo điều kiện mà còn bị làm cho khánh kiệt. Khái quát hơn, họ là sản phẩm của một quá trình giáo dục. Sự đối phó với hệ thống đào tạo biến người học trở thành những người bị động trong hành trình đến với tri thức, sự mất hứng thú biến họ thành những kẻ học với một tinh thần thực dụng: học để có bằng, có bằng mới kiếm được việc để nuôi sống mình. Ở đây, cái gốc triết lý của đại học đã bị mục ruỗng, khi không hướng con người đến phẩm giá của sự hiếu tri, thực học, khao khát khoa học và thiếu vắng nhận thức nhân bản hướng đến cộng đồng.
Trên Tri thức - tập san nghiên cứu của Viện Đại học Đà Lạt, số ra 1-1974, có bài viết của nhà văn Cung Giũ Nguyên với tựa Đại học để làm gì?. Bài viết chỉ ra điều cốt lõi để có một đại học đúng nghĩa ở phương diện sứ mệnh học thuật lẫn sứ mệnh quốc gia (mà ngày nay người ta nói cụ thể hơn: tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển đất nước): “Đại học không thể là độc quyền của một chính phủ, của một vài ủy ban, của một tổng trưởng hay của vài nhà tư bản. Đại học phải là sự lo âu của nhân dân, của những ai ý thức được đại học như hình ảnh tinh hoa của cả tương lai dân tộc” (...). “Trước sự đe dọa của dã man, của những phản giá trị dựa trên tiền bạc, sức mạnh và bạo tàn, một đại học, hiểu theo nghĩa đầy đủ, sẽ là ước vọng cuối cùng để cứu thoát hay an ủi con người”.
Nhưng đại học thực sự đến từ đâu? Cơ chế là thứ nằm trong tay con người. Dùng nó để bao biện cho sự ù lì hay tìm cách tháo gỡ và minh chứng sự mục ruỗng của nó để thay bằng những phương thức khả dĩ hợp với bối cảnh thời đại hơn là điều không chỉ những người làm chính sách, mà kể cả những người đang trực tiếp làm đại học cần phải tự vấn và trả lời.
Câu chuyện một hầm để xe biến thành Trung tâm Sách đại học, rõ ràng, đang chuyên chở một khát vọng học thuật chính đáng của người làm sách, giới đại học. Và nó sẽ mang tính biểu tượng đẹp biến thành hình mẫu mang tính tiên phong, hướng tới một không gian học thuật thực thụ đem lại giá trị, diện mạo mới cho đời sống đại học hôm nay.
Nguyễn Vĩnh Nguyên (thesaigontimes.vn)
Hãy là người bình luận đầu tiên