Sáng 25/3, tại Trường ĐH KHXH&NV (cơ sở Đinh Tiên Hoàng, Q1), ĐHQG-HCM đã long trọng tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM 2022. Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã đến dự.
Muốn khởi nghiệp phải dám thất bại
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM, đã mượn câu chuyện của nhà văn J. K. Rowling - tác giả của bộ tiểu thuyết lừng danh Harry Potter, để gửi thông điệp kiên trì với niềm đam mê sáng tác đến các tác giả tham gia cuộc thi.
Ông Quân cho biết, 7 năm sau khi tốt nghiệp, nhà văn Rowling đối mặt với những thất bại liên tiếp trong đời mình. Bà thất nghiệp, trở thành một người mẹ đơn thân, và nghèo đến mức không thể nghèo hơn. Những điều mà bố mẹ của bà và chính bà lo sợ đều trở thành sự thật. Chính tác giả của Harry Potter đã thừa nhận bản thân bà là sự thất bại lớn nhất mà bà được biết.
Theo Giám đốc ĐHQG-HCM, nhà văn Rowling đã thẳng thắn thừa nhận nếu bà thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào khác, có lẽ bà đã không đủ bền chí để đeo đuổi và thành công trong lĩnh vực mà bà tin tưởng rằng đúng là lĩnh vực của mình. Cho nên đáy sâu vực thẳm đã là điểm tựa vững chắc cho bà xây dựng lại cuộc đời.
“Tôi muốn mượn lời của nhà văn mà tôi rất hâm mộ và chuyển lại cho các bạn trẻ, rằng chúng ta phải chấp nhận những thất bại. Hôm nay có những bạn được giải nhất và có những bạn gửi tác phẩm mà không được giải. Tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng khi bắt đầu khởi nghiệp chúng ta phải biết đối diện với thất bại. Ít người nào khởi nghiệp có thể thành công ngay được. Điều quan trọng là các bạn hãy giữ cho mình trí tưởng tượng và đam mê để chúng ta đi đến tận cùng con đường văn chương của mình” - PGS.TS Vũ Hải Quân nhấn mạnh.
Nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, Trưởng Ban Giám khảo - chia sẻ Giải thưởng không chỉ hội tụ những sinh viên khoa Văn mà đến từ nhiều ngành học khác như ngoại thương, y dược, công an…
“Đọc tác phẩm của họ, vẫn còn đôi chỗ vụng về không thể tránh khỏi, nhưng sự quyến rũ bởi sự chân thành, trong trẻo và cả sự bộn bề, ngổn ngang của nó. Hơn hết, trong đó là những ý tưởng không rập khuôn, những suy tư không ngần ngại, những câu chữ không diêm dúa… cho thấy một thể hệ người Việt đầy khát khao, hoài bão trước kỷ nguyên hội nhập toàn cầu” - Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM bày tỏ.
44 tác phẩm đoạt giải
Tại buổi lễ, ban tổ chức đã vinh danh và trao giải cho 44 tác phẩm xuất sắc ở 3 thể loại truyện ngắn, thơ và tản văn. Ở thể loại truyện ngắn, tác phẩm Chuyến bay tháng 12 của tác giả Cầm Văn Lương (Trường ĐH Sư phạm Trung ương, Hà Nội) đã giành giải Nhất; giải Nhì thuộc về 2 tác phẩm Rời Bình Đa (tác giả Võ Đăng Khoa - Học viện Cảnh sát Nhân dân, Hà Nội), Thả tận (tác giả Phạm Nhã Chi - Trường ĐH Quốc Tế ĐHQG-HCM); giải Ba gồm 5 tác phẩm là Cô gái nước (tác giả Minh Châu - Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM), Phế truất (tác giả Thuỵ Khải - Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM), Nếp nhà (tác giả Bảo Khang - Tiểu học và THCS Triệu Long, Quảng Trị), Gió đưa bông sậy (tác giả Lê Văn Nhân - Trường ĐH An Giang ĐHQG-HCM) và Vạn lý (tác giả Du - Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM).
Về tản văn, tác phẩm Uống trà với lòng mình của tác giả Trần Thị Thùy Dung (Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM) đã đoạt giải Nhất, giải Nhì thuộc về 3 tác phẩm Bước qua mùa gió (tác giả Nguyễn Thanh Phú - Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM), Suối Nguồn (tác giả Châu Minh Trọng - Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM) và Ngoại ơi! (tác giả Mai Bảo Trân - Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM), giải Ba là các tác phẩm Quá khứ, Hiện tại và Tương lai (tác giả Nguyễn Đỗ Thục Linh - THPT Yên Mỹ, Hưng Yên), Người hùng thầm lặng (tác giả Nguyễn Trần Vân Anh - Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM), Về một quyền mà một ngày chúng ta sẽ được trao (tác giả Hồ Nguyễn Quỳnh Trang - Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM) và Nhớ mùa nước nổi (tác giả Lê Thanh Chạt - Trường ĐH An Giang ĐHQG-HCM).
Đối với thơ, chùm tác phẩm Soi mình lên nước mắt, Giữa lòng đêm, Bay trên đồi dương liễu của tác giả Trần Văn Thiên (Trường ĐH Y Dược TP.HCM) đã giành giải Nhất, Giải Nhì được trao cho các tác phẩm Xứ mình (tác giả Nguyễn Hoài Nam - Học viện Tòa án, Hà Nội), Đã nở rộ rồi… (tác giả Đoàn Trí Nhân - Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM) và Đồng bào Xê Đăng, Tiệm hoa màu nắng (tác giả Phạm Như Hảo - Trường ĐH Quốc Tế ĐHQG-HCM). Giải Ba thuộc về các tác phẩm Tôi, em và gió (tác giả Trương Tấn Sang - Trường ĐH CNTT ĐHQG-HCM), Nhớ (tác giả Nguyễn Minh Tuấn - Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM), Hoa hồng có gai (tác giả Huỳnh Hằng Ny - Trường ĐH Ngoại Thương cơ sở 2, TP.HCM), Để tìm ra sự vô nghĩa, Những cái ghế bay, Sẽ còn tiếp (tác giả Nguyễn Đỗ An Khương - Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM).
Ngoài ra Hội đồng Giám khảo còn lựa chọn, trao 20 giải Khuyến khích cho các tác phẩm dự thi xuất sắc vào vòng Chung khảo của cuộc thi. Các tác phẩm đoạt giải Nhất, Nhì, Ba đã được ban tổ chức xuất bản thành ấn phẩm Khởi nghiệp văn chương do NXB ĐHQG-HCM ấn hành.
Cuộc thi Giải thưởng Văn học trẻ cá cược thể thao trực tuyến là gì HCM năm 2022 do cá cược thể thao trực tuyến là gì HCM tổ chức phối hợp thực hiện với Hội Nhà văn TP.HCM, Chi nhánh miền Nam Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM. Được phát động từ đầu tháng 7/2022, chỉ trong 3 tháng, Hội đồng giám khảo đã nhận được trên 1.000 tác phẩm từ sinh viên, học sinh của 36 tỉnh, thành trong cả nước.
Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM nhằm khơi dậy năng lực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ cho học sinh, sinh viên. Đây vừa là sân chơi sáng tạo tinh thần nhiều ý nghĩa vừa là diễn đàn để học sinh, sinh viên thể hiện thông điệp nhân văn, trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa nhận thức, tình cảm tích cực đến giới trẻ và toàn xã hội.
Bài và ảnh: PHIÊN AN
Hãy là người bình luận đầu tiên