cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Korona - trò chơi ý nghĩa về cuộc chiến chống COVID-19

  • 03/02/2021
  • Tận dụng thời gian cách ly tại nhà vì COVID-19, nhóm sinh viên đã nghiên cứu và sáng tạo thành công bộ trò chơi chiến thuật Korona đơn giản nhưng thú vị, góp phần phổ biến cách phòng chống Covid-19 đến cộng đồng.

    BTC trao giải Quán quân cho dự án Korona Board Game. Ảnh: Ánh Trinh

    Korona Board Game là ý tưởng của hai bạn sinh viên Võ Đức Minh (Trường ĐH KHTN ĐHQG-HCM) và Nguyễn Anh Kiệt (Trường ĐH Cần Thơ). Vượt qua các ý tưởng nổi bật nhất đến từ các trường đại học, Minh và Kiệt đã xuất sắc giành Quán quân cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp - CiC 2020.

    5 cách phòng chống virus phổ biến

    Korona phiên bản Original (Giới hạn) là cách chơi đơn giản dựa trên 5 cách phòng chống virus phổ biến với tất cả loại dịch bệnh, kể cả đại dịch đang hoành hành trên toàn cầu hiện nay. Người nào nhanh chóng làm đủ 5 cách phòng chống virus trước sẽ sống sót và chiến thắng, ngược lại chậm sẽ chết vì nhiễm bệnh. Đồng thời, người chơi có cơ hội “cà khịa” người sắp thắng bằng những lá bài loại bỏ, trao đổi hoặc cách ly.

    Bộ trò chơi Korona gồm 54 lá bài; trong đó có 35 lá phòng chống virus (7 lá phòng chống mỗi loại), 10 lá loại trừ (2 lá loại trừ mỗi loại), 9 lá chức năng (3 lá “có qua có lại”, 3 lá “đòi quà sinh nhật”, 3 lá “đưa đi cách ly”).

    Trò chơi Korona giúp tăng sự tương tác giữa người với người, giúp người chơi học được 5 cách phòng chống các đại dịch xảy ra ở hiện tại và tương lai, từ đó họ có thể chủ động bảo vệ mình.

    Nhóm đã có doanh thu khi bán được hơn 250 bộ sản phẩm. Đây là động lực để nhóm tiếp tục cải tiến và sáng tạo thêm sản phẩm khác. Minh chia sẻ: “Sản phẩm của tụi mình còn đơn giản, trong khi các bạn trẻ muốn trò chơi có nhiều chức năng và thú vị hơn. Vì vậy, tụi mình quyết định phát triển thêm sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhiều bạn trẻ ngày nay”. 

    Theo Minh, phiên bản trò chơi hiện tại của nhóm chỉ hướng đến trẻ em (6 - 10 tuổi) còn bản nâng cấp sắp tới là dành cho các bạn trẻ (10 - 20 tuổi). Nhóm hoàn thiện và tung sản phẩm trong vòng một tháng. Chi phí cho dự án lần này khoảng 30 đến 40 triệu đồng, chủ yếu là nguồn vốn cá nhân. Sản phẩm của nhóm đang được bán trên Shopee với giá 129 ngàn đồng, tuy nhiên nếu được bán ở nhà sách thì giá sẽ cao hơn.  

    Từng thất bại 6 dự án

    Xuất phát bằng niềm đam mê khởi nghiệp, Minh và Kiệt quyết định dùng số tiền dành dụm từ việc dạy thêm, làm thêm để khởi nghiệp bằng dự án Korona Board Game. Minh tập tành khởi nghiệp từ năm 17 tuổi và từng thất bại đến 6 dự án. “Mình đam mê khởi nghiệp vì muốn đóng góp sức mình cho quê hương, đất nước” - Minh chia sẻ.

    Dự án đầu tiên của Minh là về cách chơi game Liên Minh Huyền Thoại. Thế nhưng, dự án này thất bại nhanh chóng vì Minh còn khá mơ hồ về công việc kinh doanh. “Mình lập một trang web, sao đó quảng cáo trên Facebook và nhận rất nhiều lượt tương tác của mọi người. Tuy nhiên, mình không biết làm thế nào để thu được tiền. Dự án chết vì không có đủ tiền để duy trì” - Minh nhớ lại.

    Không nản chí, năm lớp 12, Minh tiếp tục thử sức trong cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp quốc gia. Theo đó, Minh cùng bạn lập một website thi trắc nghiệm online giúp học sinh luyện thi THPT. Dự án này giành giải Ba nghiên cứu khoa học cấp quốc gia. Thế nhưng dự án này cũng chết vì không kiếm được tiền, mặc dù nó có đến 7.000 người dùng.

    Trải qua nhiều thất bại, cộng với sự nỗ lực trau dồi kiến thức về khởi nghiệp, nhóm tự tin triển khai dự án Korona. Nhóm suy nghĩ, thống nhất ý tưởng rồi truyền tải chúng thành các chi tiết trên lá bài. “Có khi ngồi chăm chút cả ngày nhưng bọn mình vẫn không vừa ý với diện mạo lá bài. Cũng có khi vẽ được một chi tiết ưng ý, dù nhỏ nhưng đủ khiến chúng mình vui suốt mấy ngày liền” - Minh bộc bạch.

    Điều khó khăn nhất của nhóm là quỹ thời gian dành cho dự án khá eo hẹp. “Mình đi học, còn Kiệt đi dạy ở trung tâm tiếng Anh ở Cần Thơ nên thời gian dành cho dự án bị giới hạn rất nhiều. Hầu như tụi mình chỉ làm việc qua tin nhắn trên Facebook. Cố thu xếp lắm thì mỗi tháng mình về Cần Thơ một lần để làm việc cho tiện hơn với Kiệt”- Minh cho biết.

    Bộ sản phẩm Korona được thiết kế nhỏ gọn với hình ảnh, màu sắc hấp dẫn, đẹp mắt. Ảnh: NVCC

    Tung ra nhà sách

    Một mối lo khác của nhóm Minh - Kiệt là chạy “đầu ra” cho sản phẩm. Dù có kênh phân phối sẵn là thương mại điện tử nhưng nhóm lại chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Minh kể: “Khi bán trên Shopee tụi mình không biết làm thế nào để thu hút khách hàng nên lượng sản phẩm bán ra không nhiều. May mắn là nhóm gặp được anh Trần Lâm - đại sứ bán hàng của Lazada. Anh giúp tụi mình bán sản phẩm trên thương mại điện tử tốt hơn”.

    Hiện tại, nhóm liên hệ nhà sách Phương Nam để phân phối sản phẩm. “Việc bán Korona Board Game ở nhà sách giúp tụi mình có thể tiếp cận ‘khách hàng mục tiêu’ tốt hơn. Nhóm dự định sẽ mở rộng việc bán sản phẩm ở các nhà sách lớn trên toàn quốc” - Minh giải thích.

    Mục tiêu của nhóm là cạnh tranh trực tiếp với các “bộ bài” đang nổi tiếng và thịnh hành như mèo nổ, ma sói, u nô… Theo nhóm, lợi thế cạnh tranh của bộ Korona Board Game là thiết kế, cách chơi sáng tạo và giá cả.

    Minh chia sẻ: “Mình nghĩ các bạn trẻ nên triển khai dự án trong thực tế như một cách khởi nghiệp, chứ không chỉ trình bày ý tưởng và làm mô hình để đi thi. Khi thực hiện trọn vẹn dự án và đưa dự án vào thực tế, các bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Dĩ nhiên, các bạn phải dám thử nghiệm và dám chấp nhận thất bại. Bởi hiếm dự án nào thật sự hoàn hảo ở ngay lần đầu ra mắt”.

    Sản phẩm mang tính giáo dục rất cao

    “Những nội dung trong sản phẩm Korona Board Game giúp chúng ta học hỏi rất nhiều. Thực tế, vấn đề phòng dịch đã có rất nhiều phương thức được các phương tiện truyền thông truyền tải đến công chúng, nhưng để nhớ điều này cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Trẻ em rất chán khi nghe thông tin và hầu như không thích đọc. Khi chơi trò này, kiến thức đi vào trí óc trẻ em một cách tự nhiên. Do đó, bộ trò chơi này không chỉ đơn thuần là mang đến niềm vui, tiếng cười cho trẻ em mà còn mang tính giáo dục rất cao.

    Đối với một người startup, yếu tố sống còn là luôn luôn đổi mới, sáng tạo. Mong rằng các bạn sẽ không ngủ quên trong chiến thắng. Ở từng thời điểm, các bạn cần phải cải tiến sản phẩm hoặc sáng tạo những sản phẩm khác để phù hợp với thị trường”. 

    Cô Dương Hoài Giang Hà - chuyên gia huấn luyện, Người sáng lập Microsoft Education ORTHOVN.

    ÁNH TRINH (Bản tin ĐHQG-HCM số Xuân 2021)

    Hãy là người bình luận đầu tiên