cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Lý Quang Diệu và nền giáo dục Singapore

  • 12/06/2015
  • Cuối tháng 3 vừa qua, sau một tuần quốc tang, linh cữu cố Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore - Lý Quang Diệu đã được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng. Dưới cơn mưa tầm tã, hàng chục ngàn người dân Singapore giăng biểu ngữ cảm ơn và tiễn biệt “người đã sống và thở vì Singapore cả cuộc đời”.

    Không chỉ là thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu còn được xem như người lập quốc, xây dựng nên một Singapore phát triển vững mạnh như ngày nay. “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế”, năm 2007, trong cuộc gặp với nguyên Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, ông Lý Quang Diệu đã chia sẻ “bí quyết hóa rồng” của Singapore với các chính sách quyết liệt, trong đó phải kể đến những chính sách làm thay đổi và phát triển giáo dục của đảo quốc này.
     

    Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Nguồn: Internet.


    Chính sách giáo dục song ngữ

    Năm 1891,Thomas Stamford Raffles - chính trị gia Anh quốc thành lập Singapore với vai trò là một trạm mậu dịch của Công ty Đông Ấn. Đến 1965, Singapore mới chính thức tuyên bố độc lập.

    Nhỏ bé, tách biệt, nghèo nàn, nhưng Singapore mang trong mình một hệ thống sắc tộc đa dạng đến từ khắp châu Á. Trong đó có ba nhóm dân tộc lớn đến từ Trung Quốc (77%), Mã Lai (14%) và Ấn Độ (8%). Do vậy, không khó hiểu khi Singapore trở thành một trong số quốc gia đa ngôn ngữ trên thế giới, với bốn ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Quan Thoại, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil. Tiếng Anh là “ngôn ngữ làm việc” của Singapore, được sử dụng trong công việc, học tập và thông tin liên lạc giữa các sắc tộc. Còn các ngôn ngữ khác được coi là “tiếng mẹ đẻ” của các nhóm dân tộc lớn. Thực tế này đặt ra thách thức cho giới cầm quyền Singapore lúc bấy giờ là phải có một chính sách phát triển giáo dục phù hợp, trong đó chính sách về ngôn ngữ là trọng tâm.

    Ngay lúc mới nắm quyền điều hành chính phủ, Lý Quang Diệu nhận thức rằng chính giáo dục sẽ là lối thoát cho tình trạng nghèo túng, lạc hậu và phân hóa của Singapore hiện tại. Ông khẳng định: “Về lâu dài, nó (giáo dục) làm nên chất lượng của thế hệ trẻ, điều sẽ quyết định tương lai của chúng ta. Và chúng ta phải đầu tư vào nó nhiều hơn bất kỳ ngành nào khác... Trường học sẽ đào tạo học sinh, sân chơi sẽ giúp chúng khỏe mạnh và cường tráng. Nhưng quan trọng hơn, nó sẽ dạy cho học sinh những tiêu chuẩn cao về hành vi cá nhân, những chuẩn mực tốt và xấu, đúng và sai của xã hội. Nếu không có những giá trị này, một thế hệ biết chữ có thể nguy hiểm hơn một thế hệ hoàn toàn thất học”.

    Một trong những quyết định quan trọng nhất mà ông đã thực hiện cho Singapore là thúc đẩy và duy trì chính sách song ngữ như là nền tảng của hệ thống giáo dục. Bởi theo ông, “ngôn ngữ là chìa khóa để tiếp thu kiến thức. Nếu học sinh không thể hiểu một ngôn ngữ, thì sẽ không thể tiếp nhận thông tin hay kiến thức bằng chính ngôn ngữ đó. Do đó quan trọng là một bước đột phá phải được thực hiện bằng tiếng Anh càng sớm càng tốt”. Nếu các “tiếng mẹ đẻ” kết nối người dân Singapore với nguồn gốc, văn hóa và di sản tinh thần của từng dân tộc thì tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ làm việc, giúp họ kết nối với nhau và với thế giới. Bằng cách này, song ngữ đã giúp xây dựng khối đoàn kết quốc gia và tăng cường bản sắc văn hóa của Singapore. Chính phủ Singapore cũng tích cực khuyến khích việc sử dụng tiếng Anh tiêu chuẩn (kiểu Anh) chứ không phải thứ tiếng Anh đã bị địa phương hóa như “Singlish”.

    Chính sách song ngữ được chính thức công nhận vào năm 1966 nhằm đảm bảo sự đa dạng văn hóa và thực hiện bình đẳng giữa các nhóm dân tộc. Giáo dục song ngữ trở thành một cam kết suốt đời trong chính sách giáo dục ở Singapore. Theo đó, học sinh sẽ học cả tiếng Anh cùng “tiếng mẹ đẻ” trong chương trình giáo dục phổ thông.

    Đồng thời, Lý Quang Diệu còn thành lập giải thưởng Prime Minister’s Book Prize để trao tặng hằng năm cho học sinh song ngữ nổi bật nhất trong các trường tiểu học và trung học. Gần đây hơn, năm 2011, ông cũng bắt đầu lập Quỹ Lee Kuan Yew dành cho song ngữ để hỗ trợ các sáng kiến ​​giúp trẻ em trước tuổi đến trường có thể phát triển sớm một nền tảng tốt cho việc học song ngữ.

    Còn với tư cách cá nhân, Lý Quang Diệu đã đóng góp rộng rãi cho nền giáo dục Singapore bằng cách cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc trong các trường học, các viện giáo dục kỹ thuật và bách khoa - những người nổi trội trong lĩnh vực học thuật và phi học thuật. Ở Singapore có rất nhiều học bổng mang tên ông như Lee Kuan Yew Award for All Round Excellence, The Lee Kuan Yew Scholarship to Encourage Upgrading, The Lee Kuan Yew Award for Mathematics and Science, The Lee Kuan Yew Award for Outstanding Normal Course Students…

    Và một Singapore phát triển ngày nay

    Hệ thống giáo dục Singapore hiện nay được ca ngợi như là một thành công rực rỡ của quốc gia này. Vị trí đầu bảng trong môn toán và thứ nhì về khoa học so với 38 quốc gia tham gia IEA's Third International Math and Science Study-Repeat (TIMSS-R) năm 1999 đã khẳng định việc đào tạo bằng tiếng Anh trong nhà trường từ sớm là một quyết định đúng đắn. Theo thống kê năm 2014, 91,4% trong số hơn 14.000 thí sinh tham dự kỳ thi Singapore-Cambridge General Certificate of Education Advanced Level (GCE A-Level) Examination, đạt được ít nhất 3 chứng chỉ H2 về bài thi tổng quát hoặc kiến thức và kỹ năng.
     

    Một góc phố của Singapore. Ảnh: Thái Việt.

    Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo, như chính Lý Quang Diệu từng phát biểu: “Ở Singapore, chính sách song ngữ của chúng tôi làm cho việc học khó khăn, trừ khi bạn bắt đầu học ngôn ngữ, tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ, từ lúc còn nhỏ - càng sớm càng tốt”. Khi mới ra đời, chính sách này cũng từng bị cộng đồng bản xứ gốc Hoa phản đối vì cho rằng đây là chính sách đàn áp ngôn ngữ và nền văn hóa của người gốc Hoa. Lý Quang Diệu cũng bị chỉ trích là “kẻ ngoại lai quên tổ tông”. Đường lối giáo dục của Lý Quang Diệu ít nhiều đã làm mất đi sự đa dạng ngôn ngữ của quốc gia này, và đây là hệ quả không mong muốn khi thực hiện việc chuyển đổi từ đa ngôn ngữ sang song ngữ.

    Những quốc gia đang muốn ứng dụng và nhân rộng mô hình thành công về kinh tế và giáo dục của Singapore nên xem xét lại bối cảnh của chính mình trước khi thực hiện. Tuy nhiên, có một thực tế không thể chối cãi là Lý Quang Diệu đã có đóng góp hết sức to lớn trong chính sách giáo dục của Singapore và đó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Singapore trên trường quốc tế.


     Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) sinh ngày 16/9/1923 tại Singapore, là thế hệ thứ ba trong một gia đình gốc Hoa nhập cư. Ông học trung học tại một trường của Anh ở Singapore, tuy nhiên, việc học lên cao của ông đã bị gián đoạn khi Singapore bị Nhật chiếm đóng (1944).
    Sau chiến tranh, ông theo học luật tại Đại học Cambridge (Anh quốc) và trong một thời gian ngắn, ông theo học tại Trường Kinh tế Luân Đôn. Năm1949, Lý Quang Diệu trở về Singapore và hành nghề luật sư tại Laycock và Ong.
    Ông giữ chức vị Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore từ năm 1959 (trước khi Singapore độc lập) đến năm 1990. Sau khi rời chức vị Thủ tướng, ông tiếp tục làm việc trong cương vị Bộ trưởng Cao cấp (1990-2004) và Bộ trưởng Cố vấn (2004-2015). Ông được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại Singapore.
    Ông mất ngày 23/3/2015 vì tuổi cao và bệnh viêm phổi cấp tính, khi đang điều trị tại bệnh viện Singapore Gerneral, hưởng thọ 91 tuổi.

    Minh Tuấn - Như Hà

    Hãy là người bình luận đầu tiên