cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Một thế hệ mang tên hòa bình

  • 18/08/2020
  • Sau 45 năm thống nhất, Việt Nam đã chuyển mình theo vận hội mới của thời đại. Đó cũng là lúc một thế hệ sinh ra vào dấu mốc lịch sử ấy trở thành những rường cột của quốc gia hôm nay. Họ là những nhà khoa học ưu tú, nhiệt thành đứng vào hàng ngũ của Đảng với nhiều đóng góp nổi bật trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo.

    Trước thềm Đại hội Đảng bộ ĐHQG-HCM nhiệm kỳ 2020-2025, Bản tin ĐHQG-HCM đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, PGS.TS Phan Bảo Ngọc và PGS.TS Lê Thị Kim Phụng - các gương mặt đảng viên, nhà khoa học thuộc thế hệ sinh thành vào thời khắc hòa bình của nước nhà. Ở họ là những câu chuyện về sự nỗ lực quên mình cùng nguyện vọng cao đẹp dựng xây quê hương.

    * PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG-HCM

    Hệ thống ĐHQG-HCM luôn là đại học tiên phong

    Được tham gia và gắn với lịch sử ra đời của (2013) và Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng (2019), tôi có điều kiện để thực hiện các chủ đề nghiên cứu thích ứng với xu thế chuyển đổi số của ngành tài chính - ngân hàng. Bên cạnh các nghiên cứu cơ bản, tôi và các đồng nghiệp của Trường ĐH Kinh tế - Luật và Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng đã triển khai các nghiên cứu ứng dụng để tham gia hoạt động tư vấn, phản biện chính sách. Trường và Viện đã có những đóng góp cho quá trình thực hiện chiến lược chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn, các nghiên cứu về kinh tế số, chuyển đổi số ngân hàng, chính sách phát triển công nghệ tài chính (Fintech) và khung pháp lý thử nghiệm (Sandbox) cho Việt Nam… Đó là hướng đi mới, có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay và những năm tới.

    Nhìn lại hơn 20 năm giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực tài chính - ngân hàng, tôi thấy niềm vui riêng của mình là chọn được công việc phù hợp với chuyên môn, sở thích. Và hơn hết, tôi được làm việc trong môi trường thuận lợi - Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM - nơi đã tạo những điều kiện tốt nhất cho việc nghiên cứu và đeo đuổi đam mê của tôi.

    Với tôi, việc vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý được giao vừa đeo đuổi đam mê nghiên cứu là thách thức không nhỏ. Đối với công tác Đảng, theo tôi nếu chỉ nhìn bên ngoài thì có vẻ ít có sự liên quan đến công việc nghiên cứu. Tuy nhiên, phân tích kỹ hơn sẽ thấy rằng một nhà khoa học tham gia công tác Đảng sẽ tạo sự bổ khuyết, hỗ trợ nhất định cho nhau. Đơn cử, khi thực hiện nghiên cứu ứng dụng về chính sách phát triển Fintech ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu này phải đưa ra được các hàm ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Nếu nhà nghiên cứu tham gia công tác Đảng, nắm rõ đường lối, chủ trương, định hướng, nghị quyết của Đảng, họ sẽ có thêm nhiều thông tin, hiểu rõ thực tế hơn để đưa ra các hàm ý, khuyến nghị phù hợp và đạt tính khả thi cao hơn. Đây cũng là đặc điểm riêng khi nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, luật ở Việt Nam. Có thể nói, nhà khoa học và Đảng viên không có sự tách bạch mà là một thể thống nhất, có sự bổ sung lẫn nhau và trong mỗi tình huống, thể hiện vai trò nào rõ hơn là nghệ thuật của mỗi người.

    Đối với Đại hội Đảng bộ ĐHQG-HCM nhiệm kỳ mới, tôi kỳ vọng Đại hội sẽ thành công theo hai nghĩa: thứ nhất, thông qua nghị quyết văn kiện đại hội được xây dựng dựa trên sự tập trung trí tuệ đỉnh cao của Đảng bộ ĐHQG-HCM; thứ hai, bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ xứng đáng với vị thế, danh tiếng và tiềm năng của ĐHQG-HCM trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

    Tôi mong muốn hệ thống ĐHQG-HCM luôn là đại học tiên phong ở Việt Nam, thích ứng với kỷ nguyên số. ĐHQG-HCM sẽ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số nền kinh tế theo tinh thần của Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tôi tin rằng ĐHQG-HCM là nhân tố trọng yếu tích cực cùng TP.HCM xây dựng các cơ chế phát huy vai trò của đội ngũ trí thức một cách hiệu quả nhất để trở thành hạt nhân cho quá trình xây dựng, phát triển khu đô thị sáng tạo phía đông TP.HCM.

    * PGS.TS Phan Bảo Ngọc - Trưởng Bộ môn Vật lý Trường ĐH Quốc Tế - ĐHQG-HCM

    Đào tạo thế hệ tiếp nối là ưu tiên hàng đầu

    Từ những năm học cấp 2, tôi đã đam mê khám phá những cái mới trong vật lý và ước vọng góp phần tạo ra những tri thức mới. Trong một lần dự trường hè về thiên văn vật lý tại Vinh năm 1997, tôi đã gặp GS Nguyễn Quang Riệu và được ông tìm học bổng để theo học sau đại học tại ĐH Paris VI về các ứng dụng không gian và thiên văn vật lý. Con đường săn tìm các sao lùn nâu bắt đầu khi tôi làm luận án tiến sĩ vào năm 2000 dưới sự hướng dẫn của hai giáo sư người Pháp và một nhóm nghiên cứu mạnh trong lĩnh vực này tại ĐH Grenoble I.

    Năm 2008, tại Viện Thiên văn Vật lý thuộc Viện Hàn lâm Sinica của Ðài Loan, tôi cùng các cộng sự lần đầu tiên quan sát được hiện tượng giải phóng phân tử carbon monoxide của sao lùn nâu ở vùng Ophiuchi - một vùng hình thành sao trong vũ trụ, bằng hệ thống kính thiên văn radio đặt tại đỉnh núi Mauna Kea, Hawaii, Mỹ. Cộng đồng vật lý thiên văn thế giới đã hết sức ngạc nhiên trước bằng chứng mới cho thấy sao lùn nâu được hình thành như các sao có khối lượng lớn hơn (chẳng hạn Mặt trời) với một kịch bản thu nhỏ từ hàng trăm đến hàng ngàn lần, vì trước đó, nguồn gốc của sao lùn nâu là một chủ đề được các nhà thiên văn tranh cãi rất sôi nổi. Một năm sau, tôi quyết định về nước làm giảng viên tại Bộ môn Vật lý, Trường ÐH Quốc Tế ĐHQG-HCM. Ðối với tôi, làm việc ở nước ngoài sẽ thuận lợi cho bản thân, tuy nhiên về nước trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu và phát triển vật lý thiên văn sẽ có ý nghĩa, tác động hiệu quả hơn với cộng đồng và xã hội.

    Nhìn lại chặng đường đã qua, điều tâm đắc nhất là tôi đã xây dựng được ngành kỹ thuật không gian năm 2016 với sự hỗ trợ mạnh mẽ của lãnh đạo ĐHQG-HCM. Chương trình là nơi để ươm mầm và đào tạo các nhà khoa học, tiếp bước nghiên cứu vũ trụ học, đặc biệt là các ứng dụng và công nghệ không gian, mở đường cho chúng ta tiến bước vào vũ trụ.  Đối với tôi, thời gian là mặt hạn chế khi một nhà khoa học muốn tập trung hoàn toàn vào công việc nghiên cứu. Tuy nhiên, đào tạo thế hệ mới trong lĩnh vực này là ưu tiên hàng đầu của tôi. Do đó, khi tham gia công tác Đảng, tôi được đóng góp trực tiếp vào đường lối, chủ trương quan trọng của Đảng về giáo dục, khoa học và công nghệ, trong đó có một số chính sách liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ không gian. Hai vai trò song hành đảng viên và nhà nghiên cứu đã tạo một sự hỗ trợ qua lại tích cực để tôi xây dựng và phát triển lĩnh vực kỹ thuật không gian mà mình theo đuổi.

    Tôi mong muốn Đại hội Đảng bộ ĐHQG-HCM nhiệm kỳ tới cần quán triệt ba điểm chính. Thứ nhất, ĐHQG-HCM là một đầu tàu về đào tạo nhân lực cho phía Nam, đặc biệt là TP.HCM - trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Thứ hai, khoa học và công nghệ là nền tảng để xây dựng một đại học đào tạo nhân lực đạt chất lượng cao. Đây chính là lực lượng trực tiếp thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và cuối cùng, nguồn lực của ĐHQG-HCM gồm kinh phí, cơ sở vật chất hiện tại rất khó để thực hiện các nghiên cứu khoa học và công nghệ giá trị. Do đó, tôi kỳ vọng Đại hội Đảng bộ ĐHQG-HCM kiến nghị Trung ương đầu tư đúng và đủ để ĐHQG-HCM thực hiện thành công sứ mạng của mình.

    * PGS.TS Lê Thị Kim Phụng - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Lọc hóa dầu Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM

    Phát triển kỹ thuật là để phục vụ cộng đồng

    Sau khi hoàn thành khóa học thạc sĩ, tôi nhận được học bổng và sang Anh nghiên cứu tiến sĩ năm 2004. Bốn năm sau, dù nhận được lời mời của các giáo sư đại học Sheffield, tôi vẫn quyết định quay trở về Việt Nam vì chỗ nào còn nhiều vấn đề thì còn nhiều cơ hội để cống hiến. Nếu ở nước ngoài tôi có động lực cống hiến cho khoa học, đi sâu hơn, công bố những cái thế giới chưa từng có. Nhưng ở Việt Nam, những vùng nước đen thui, chất thải, ô nhiễm, ngập mặn vẫn còn đó, nguồn nguyên liệu vẫn phải nhập trong khi ta có nguyên liệu thô lại bán đi với giá rẻ, nhập thành phẩm về với giá rất cao. Một lúc nào đó mình làm được một phần trong hơn những vùng nước đen thui này thì nhìn lại đó cũng là thành tích rồi.

    Trở về nước năm 2008 sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ngành kỹ thuật quá trình hóa học (Chemical Process Engineering), tôi tham gia nghiên cứu những dự án lớn như JICA-JST biomass (năng lượng tái tạo từ sinh khối), nhằm chuyển đổi chất thải trong nông nghiệp thành ethanol, bio-diesel, bio-gas, hay chyển đổi các hạt có dầu (cao su, bã cafe) thành nhiên liệu sinh học.

    Tôi được nhà trường giao quản lý dự án này, đồng thời tham gia các hợp phần nghiên cứu của dự án. Từ đó tôi định hướng nghiên cứu về năng lượng tái tạo và biomass. Đây không phải là hướng đi hoàn toàn mới so với thế giới nhưng ở Việt Nam rất ít nhà khoa học quan tâm và theo đuổi. Mặt khác, Việt Nam có tiềm năng về chất thải nông nghiệp nên hướng nghiên cứu này hứa hẹn giải quyết vấn đề về môi trường, kinh tế và phát triển bền vững.

    Công việc nghiên cứu ứng dụng đòi hỏi tôi bám sát hiện trường, lăn lộn nhiều hơn. Tôi phải đi liên tục, tiếp xúc với địa phương, đến nhà máy, ra đồng ruộng rồi thực tế ở nước ngoài. Ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của đất nước mình còn rất nhiều công nghệ cần phải phát triển, cải tiến. Hơn nữa, việc nghiên cứu ứng dụng phải luôn sát với thực tiễn phát triển của đất nước. Mọi nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ thuật cuối cùng là để phục vụ cộng đồng. Do đó, tham gia sinh hoạt, nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, đặc biệt là chính sách phát triển khoa học công nghệ, và các ngành trong lĩnh vực sản xuất sẽ là yếu tố quan trọng để tôi phát triển định hướng nghiên cứu cũng như mang lại thông tin hữu ích khi làm công tác tư vấn cho địa phương, doanh nghiệp.

    Tôi thấy mình là người may mắn vì nhận được nhiều đầu tư cho các công trình nghiên cứu hơn những người làm khoa học khác. Do đó, tôi thường ưu tiên cho nhiều sinh viên được tham gia các dự án của mình, dành nhiều học bổng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh cùng nghiên cứu. Đồng thời khuyến khích các em nghiên cứu và phát triển kỹ thuật ứng dụng cho Việt Nam.

    Đại hội Đảng bộ ĐHQG-HCM nhiệm kỳ 2020-2025 là một sự kiện và một bước ngoặt lớn cho sự phát triển của hệ thống ĐHQG-HCM nói chung và các đơn vị thành viên nói riêng. Tôi mong ĐHQG-HCM sớm hoàn thiện Khu Đô thị đại học, xây dựng ĐHQG-HCM thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu đi đầu trong cả nước và sánh vai cùng thế giới. 

    PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh (sinh năm 1975) nhận nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật vào năm 2013 và kiêm nhiệm Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng ĐHQG-HCM khi viện được thành lập năm 2019. Trước năm 2013, ông là Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng của trường đại học này. Ông nhận bằng tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính - ngân hàng vào năm 2010, và được phong học hàm phó giáo sư năm 2016. Về vĩ mô, các nghiên cứu của ông tập trung vào cơ chế tỷ giá, chính sách tiền tệ và giám sát ngân hàng. Về vi mô, hướng nghiên cứu chính của ông liên quan đến rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại, chuyển đổi số và hoạt động của các trung gian tài chính trong nền kinh tế số.

    PGS.TS Phan Bảo Ngọc (sinh năm 1975) hoàn thành chương trình thạc sĩ và tiến sĩ tại ĐH Pierre et Marie Curie (Paris VI), Pháp vào năm 2002. Ông là chuyên gia về sao lùn nâu với 30 công trình nghiên cứu đã được công bố trên 4 tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế hàng đầu về lĩnh vực vật lý thiên văn gồm The Astrophysical Journal, The Astronomical Journal, Astronomy and Astrophysics và Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. Năm 2007, PGS.TS Phan Bảo Ngọc vinh dự trở thành người Việt Nam thứ hai nhận Giải thưởng Henri Chrétien của Hội Thiên văn Mỹ (người đầu tiên là GS Trịnh Xuân Thuận, năm 1992).

    PGS.TS Lê Thị Kim Phụng (sinh năm 1975) theo học tại Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM từ 1994-1999 và tốt nghiệp loại xuất sắc đồng thời là thủ khoa của khoa và được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. Năm 2008, bà lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành công nghệ hóa học tại ĐH Sheffield (Anh) và được phong hàm phó giáo sư năm 2013. Vào năm 2016, PGS.TS Lê Thị Kim Phụng được trao giải thưởng Nhà khoa học ASEAN - Hoa Kỳ dành cho các nhà khoa học nữ công tác trong lĩnh vực khoa học ứng dụng. Một năm sau, bà được tạp chí khoa học Asian Scientist (Singapore) bình chọn là một trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2017. Năm 2019, bà được vinh danh trong Top 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam trong năm này ở lĩnh vực khoa học - giáo dục.

     

    PHIÊN AN (Bản tin ĐHQG-HCM số 200)

    Hãy là người bình luận đầu tiên