cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Muzzy - Ý tưởng giúp sinh viên học nhạc giá rẻ

  • 11/10/2019
  • Muzzy là dự án giúp sinh viên yêu âm nhạc có thể chơi, học, thảo luận về âm nhạc với chi phí thấp nhất và hướng đến xây dựng một cộng đồng chơi nhạc cụ acoustic tại TP.HCM.

    Muzzy giành giải Nhất CiC 2019. Ảnh: CiC

    Dự án này của hai sinh viên Lê Văn Nhất (Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM) và Trần Ngọc Thảo Vy (Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM) đã xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp CiC 2019 do Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM phối hợp Trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG-HCMTrường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM tổ chức ngày 14/9.

    Acoustic… nhàn rỗi

    Qua khảo sát, nhóm của Văn Nhất và Thảo Vy cho biết tại TP.HCM có 1.000 trung tâm âm nhạc và 73% sinh viên có nhu cầu tìm hiểu âm nhạc. Tuy nhiên, chỉ có 12% sinh viên thực sự đăng ký theo học tại các trung tâm âm nhạc, lý do chính là học phí khá cao giá nhạc cụ đắt đỏ.

    “Bên cạnh đó, chúng tôi còn ghi nhận ở TP.HCM có khoảng 5.000 quán cà phê truyền thống không cạnh tranh được với mô hình quán trà sữa, chuỗi cà phê hiện đại và khoảng 300 quán cà phê acoustic ‘nhàn rỗi’ gần như không hoạt động vào ban ngày. Từ những con số này nhóm đã lên ý tưởng xây dựng ứng dụng kết nối các phòng trà và các bạn sinh viên có nhu cầu học nhạc” - Lê Văn Nhất, trưởng nhóm Muzzy chia sẻ.

    Là một người chơi piano, Thảo Vy cho rằng, việc sinh viên mua đàn piano và tham gia những khóa đào tạo bài bản về âm nhạc thực sự là một đam mê “bất khả thi”. Bởi vì giá một cây đàn trung bình từ 2 - 10 triệu đồng, giá một giờ học nhạc trung bình từ 150 - 500 ngàn đồng.

    Mặt khác, đa số chủ các phòng trà tại TP.HCM đều muốn kiếm thêm thu nhập vào ban ngày để bù đắp chi phí thuê mặt bằng, bảo dưỡng, thuê mướn nhân viên. Và điều thú vị là họ luôn sẵn lòng chia sẻ kiến thức về âm nhạc.

    Từ thực tế đó, Muzzy ra đời nhằm giúp sinh viên tận dụng thời gian nhàn rỗi của các quán Acoustic vào ban ngày để có thể học nhạc, chơi nhạc, thảo luận về âm nhạc với chi phí thấp nhất. Đồng thời qua Muzzy, các bạn trẻ có cơ hội trải nghiệm, khám phá các loại nhạc cụ trước khi quyết định đầu tư học bài bản.

    “Đây là một thị trường lớn để phát triển thành một dự án khởi nghiệp” - Trưởng nhóm Muzzy khẳng định.

    Ứng dụng Muzzy. Ảnh: Nhóm cung cấp

    Ý tưởng thú vị, khả thi

    Sau khi người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng, Muzzy sẽ cung cấp 3 tính năng chính: Tìm kiếm quán cà phê acoustic còn trống, tìm kiếm người hướng dẫn có kiến thức âm nhạc và thời gian nhàn rỗi, và tìm kiếm các khóa học dài hạn. Sau đó, các đối tác có nhu cầu tương thích sẽ kết nối với nhau một cách nhanh chóng và tiết kiệm.

    Bên cạnh đó, Muzzy còn có thêm nhiều tính năng khác như tặng sách, nhắc nhở lịch học, đánh giá khóa học… để tăng phần tiện ích cho người dùng.

    Theo Thảo Vy, khách hàng hướng đến của Muzzy nằm trong phân khúc từ 18 - 30 tuổi, những bạn trẻ muốn khám phá, trải nghiệm các sản phẩm âm nhạc khác nhau. “Muzzy cam kết khi người dùng đặt lịch học sẽ có được những kiến thức cơ bản nhất về loại nhạc cụ họ chọn cũng như những khám phá đáng giá trong suốt khóa học” - Thảo Vy khẳng định.

    Về doanh thu, dự án sẽ lấy 20% phí trải nghiệm từ các quán cà phê và 15% phí đăng ký lớp từ người hướng dẫn hoặc trung tâm âm nhạc. Đây là một mức thu rất nhỏ để đặt nền móng cho dự án phát triển ở quy mô lớn hơn, dành cho nhiều đối tượng hơn.

    Nhóm ước tính tổng doanh thu khi Muzzy hoạt động sẽ vào khoảng 200 - 250 triệu đồng/1 tháng. Sau khi trừ chi phí xây dựng ứng dụng, nhân sự, marketing… mỗi tháng nhóm đạt lợi nhuận hơn 150 triệu đồng.

    Tuy nhiên, đây chỉ là ý tưởng, để Muzzy trở thành một dự án khởi nghiệp thành công, nhóm cần được đào tạo bài bản về âm nhạc đồng thời có đối tác và nguồn tài chính thích hợp. “Sau CiC 2019, nhóm bắt tay phát triển website và ứng dụng di động để có thể sớm cho ra mắt Muzzy. Trong giai đoạn đầu nhóm sẽ miễn phí ứng dụng cho các quán cà phê và giảm chiết khấu cho người hướng dẫn” - Văn Nhất cho biết.

    Ông Phạm Nam Phong - Giám đốc Công ty Cổ phần Điện mặt trời Vũ Phong cho rằng đây là một ý tưởng rất thú vị, thiết thực và có tính khả thi, hứa hẹn tạo ra một hoạt động lành mạnh, bổ ích cho sinh viên. Ông Phong góp ý Muzzy nên mở rộng tính giải trí và đối tượng ngoài sinh viên để tăng nguồn thu.

    Hơn 200 dự án tham gia CiC 2019

    CiC là sân chơi chuyên nghiệp cho sinh viên, được tổ chức lần đầu vào năm 2016. Năm nay, cuộc thi thu hút hơn 200 dự án của 500 thí sinh từ 84 trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước.

    Trải qua 4 vòng thi, chung kết CiC 2019 là cuộc tranh tài giữa 10 nhóm có ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc nhất. Dự án Muzzy - Địa điểm nghe nhạc Acoustic đã giành giải Nhất với 50 triệu đồng tiền mặt, gói ươm tạo một năm tại ITP trị giá 100 triệu đồng, gói hỗ trợ khởi nghiệp từ Amazon trị giá 2.000USD, chuyến đi tham quan và học tập ngắn hạn tại Singapore trị giá 100 triệu đồng, cùng gói tài trợ dự án 1 tỷ đồng từ Tập đoàn VinaCapital.

    Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng trao một giải Nhì, hai giải Ba, ba giải Khuyến khích, một giải Cộng đồng cùng nhiều phần quà tại cuộc thi lần này.

    Theo PGS.TS Nguyễn Anh Thi - Giám đốc Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM, Cic 2019 nhằm thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong cộng đồng sinh viên, giảng viên ở các trường đại học; đồng thời trang bị kiến thức cơ bản về tìm kiếm và phát triển ý tưởng khởi nghiệp cho các ứng viên.

    ĐỨC LỘC (Bản tin ĐHQG-HCM số 196)

    Hãy là người bình luận đầu tiên