Trở thành thành viên của câu lạc bộ truyền thông (CLB), sinh viên không chỉ có cơ hội được học hỏi kiến thức, kỹ năng làm việc trong một môi trường mới lạ, năng động mà còn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn mở ra ở phía trước.
Phóng viên Trẻ - tòa soạn thu nhỏ
Là một trong những CLB nổi bật nhất Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM, Phóng viên Trẻ giúp các bạn sinh viên báo chí bổ sung kỹ năng làm nghề và kinh nghiệm thực tế. CLB thành lập năm 2009, trực thuộc Đoàn Khoa Báo chí và Truyền thông, được chia làm 5 ekip hoạt động: Báo chí Trẻ, E-Photo, F4F, Pandorama và Ký giả tương lai.
Trao đổi về hoạt động của CLB, bạn Lê Hoàng Trân - Chủ nhiệm CLB Phóng viên Trẻ, chia sẻ: “Đây là CLB học thuật nên các thành viên ban chủ nhiệm luôn cố gắng tạo ra một nơi để các bạn sinh viên Khoa Báo chí và Truyền thông có thể thực hành tất cả những gì mình học từ giảng đường, đồng thời tạo điều kiện để các bạn có thể thực tập hoặc làm cộng tác viên ở những tòa soạn báo. Bên cạnh việc chia từng ekip theo các lĩnh vực để các bạn có thể thực hành, Phóng viên Trẻ còn có những hoạt động kết hợp với Đoàn Hội của khoa hoặc những hoạt động riêng do CLB tổ chức nhằm tăng cường trải nghiệm cho các bạn về lĩnh vực truyền thông. Đó là những gì Phóng viên Trẻ đã, đang và sẽ tiếp tục làm”.
Không chỉ làm ra các sản phẩm định kỳ, CLB Phóng viên Trẻ còn tổ chức nhiều chương trình lớn như Ngày hội Sinh viên sáng tạo TP.HCM, Liên hoan phim sinh viên TP.HCM và đặc biệt là cuộc thi báo chí dành cho sinh viên duy nhất tại TP.HCM - Tuần lễ Phóng viên Trẻ.
Bên cạnh đó, Phóng viên Trẻ còn là đơn vị bảo trợ truyền thông, hỗ trợ thông tin cho những hoạt động như Let’s On Air, No Impact Week, Micro Bay cùng nhiều chương trình trong và ngoài trường. Hơn thế, CLB cũng đóng vài trò là cầu nối đưa sinh viên báo chí đến với các cơ quan báo chí - truyền thông uy tín như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Zing News, HTV, VTV24… chắp cánh cho ước mơ trở thành nhà báo, chuyên viên truyền thông chuyên nghiệp của các thành viên ngày một bay xa.
UEL360: cầu nối sinh viên - doanh nghiệp
CLB Truyền thông Trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG-HCM (UEL360) thành lập vào ngày 20/12/2014. Trải qua gần 4 năm phát triển, UEL360 dần khẳng định được vị trí và vai trò của mình qua việc cộng tác và hỗ trợ truyền thông cho hầu hết sự kiện lớn nhỏ tại Trường ĐH Kinh tế - Luật. UEL360 là đơn vị tổ chức các chương trình: Chiến dịch giảm thiểu rác thải nhựa 0 Mili Plastic, Cuộc thi ảnh Quân sự năm ấy và đồng tổ chức các sự kiện: UEL’s Day, Xuân tình nguyện…
Chị Thiên Thanh - Chủ nhiệm CLB chia sẻ: “UEL360 tập hợp các bạn trẻ đến từ nhiều ngành học khác nhau, và không một ai trong chúng mình chuyên về lĩnh vực truyền thông cả. Qua việc học hỏi lẫn nhau và cùng nhau thực hiện các dự án, mỗi thành viên sẽ được trải nghiệm để tìm ra sở trường của mình. Một bạn học luật vẫn có thể trở thành một content-writer, hoặc một bạn kinh tế nhưng đảm nhận vị trí designer là chuyện rất bình thường ở CLB. Kỹ năng teamwork, kỹ năng mềm và các mối quan hệ là những thứ mà các thành viên sẽ được trang bị và nhận được, và mình nghĩ đó là những thứ cực kỳ cần thiết dù cho sau này bạn làm ở đâu, vị trí nào”.
Với mong muốn trở thành tổ chức sinh viên phi lợi nhuận dẫn đầu trong công tác truyền thông trong khu vực, UEL360 đang thu hút đông đảo sinh viên tham gia. “Tụi mình cho phép mỗi thành viên, trong quá trình tham gia CLB, có cơ hội trải nghiệm ở nhiều vị trí khác nhau. Ban đầu, tụi mình phân các bạn về các ban chuyên môn gồm IT, Content và MC. Nhưng tùy vào tính chất của mỗi dự án/chiến dịch, các thành viên sẽ được lựa chọn tham gia một ban khác của riêng dự án đó. Điểm đặc biệt thứ hai là tụi mình luôn đặt sự sáng tạo, mới mẻ lên hàng đầu. Dù bạn là thành viên mới hay cũ, ban chuyên môn nào thì bạn đều bình đẳng trong việc đưa ra ý tưởng và nếu ý tưởng đó thực sự hay thì cả CLB sẽ cùng bắt tay nhau để thực hiện. Mình không biết đó có phải sự khác biệt của UEL360 với các CLB khác hay không, nhưng đó là thứ tụi mình luôn cố gắng duy trì qua các thế hệ thành viên để UEL360 không giậm chân tại chỗ, mà luôn đổi mới từng ngày” - Chủ nhiệm CLB cho biết thêm.
CLB Phát thanh Ký túc xá - nơi ươm mầm MC
Tên đầy đủ của CLB này là CLB Phát thanh và Truyền hình Sinh viên KTX ĐHQG TP.HCM. Nói CLB này đặc biệt là bởi đây không phải CLB của riêng một khoa hay một trường nào mà là ngôi nhà chung của toàn thể sinh viên có đam mê với phát thanh, truyền hình thuộc các trường đại học đang “cư trú” trong KTX khu A.
Được thành lập vào ngày 6/12/2003, CLB Phát thanh Ký túc xá là đơn vị truyền thông đầu tiên và lớn nhất của Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG-HCM với hơn 130 thành viên và kết nối hơn 50.000 sinh viên.
Trải qua 15 năm hoạt động, đến nay CLB Phát thanh Ký túc xá có trên 150 thành viên và 10 chuyên mục phát luân phiên, linh động các ngày trong tuần, xuyên suốt 10 tháng trong năm học. Tất cả chuyên mục đều xoay quanh đời sống sinh viên: chuyện học hành, tình yêu, tình bạn, giải trí… Sau một ngày học tập, sinh viên được cập nhật thông tin thời sự trong và ngoài nước, các hoạt động nổi bật của ĐHQG-HCM và thưởng thức những bài hát sôi động, trẻ trung...
Nhiều chuyên mục đã in sâu vào ký ức sinh viên các thế hệ như: cá cược thể thao trực tuyến là gì - thể thao, Ban mai tình yêu, Văn hóa đọc, Sống vui sống khỏe, Nhịp sống ký túc xá, Quà tặng âm nhạc, MTV - Ca khúc quốc tế (phát thanh và truyền hình) và Giải trí 360…
Bạn Hải Dương - Chủ nhiệm CLB Phát thanh Ký túc xá cho biết, hiện tại CLB mới chỉ hoạt động tại khu A, dự kiến trong tương lai gần sẽ mở rộng sang Ký túc xá khu B. Mục tiêu của CLB là trở thành kênh truyền thông chính thống lớn nhất của sinh viên và là người bạn chia sẻ cuộc sống của những cư dân tại Khu Đô thị ĐHQG-HCM”.
Bên cạnh đó, CLB Phát thanh Ký túc xá còn là nơi nâng bước cho nhiều thế hệ sinh viên đam mê phát thanh, truyền hình. Nhiều gương mặt sinh viên sau những ngày tháng làm việc tại CLB đã trở thành MC, phát thanh viên nổi tiếng của VOV, VOH, HTV…
Mỗi năm vào ngày 6/12, các thành viên CLB dù già hay trẻ cũng hội tụ về Ký túc xá ĐHQG-HCM để hát mừng sinh nhật CLB Phát thanh của mình.
ĐAN TÂM - ST. DÂU (Bản tin ĐHQG-HCM số 194)
Hãy là người bình luận đầu tiên