cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện: Mong muốn thúc đẩy giao lưu học thuật giữa Việt Nam và Pháp

  • 18/11/2018
  • Ngày 19/7, Tổng Lãnh sự Cộng hòa Pháp tại TP.HCM đã trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm cho Viện sĩ PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG-HCM. Ông là người Việt Nam đầu tiên và là thành viên duy nhất ở châu Á trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp.

    Ông Vincent Floreani - Tổng Lãnh sự Cộng hòa Pháp tại TP.HCM trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm cho Viện sĩ PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện. Ảnh: UEL

    Bản tin ĐHQG-HCM đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư Nguyễn Ngọc Điện nhân sự kiện này.

    * Thưa Giáo sư, ông có thể giới thiệu đôi nét về “duyên nợ” giữa ông với nước Pháp?

    - Tôi bắt đầu sự nghiệp chuyên môn của mình từ cuối những năm 1980, bằng nghề công chứng. Đây là một nghề mang đậm dấu ấn của văn hóa pháp lý Pháp, thể hiện qua việc tổ chức và vận hành hệ thống công chứng theo kiểu Pháp tại Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa. Trong quá trình hành nghề, tôi có dịp tiếp xúc với di sản do công chứng Pháp để lại, đặc biệt là các chứng thư công chứng được giữ nguyên vẹn tại các kho lưu trữ. Qua các chứng thư đó, tôi biết ít nhiều về luật của Pháp, càng trở nên tò mò, muốn tìm hiểu kỹ. Vậy là tôi tìm cách đến Pháp để học tập, nghiên cứu… Tôi được học bổng của Chính phủ Pháp đi thực tập nghề công chứng tại Pháp vào năm 1993. Cuộc “phiêu lưu” đó đánh dấu sự dấn thân của tôi vào hành trình chinh phục tri thức khoa học luật, sau đó là các hoạt động hợp tác nghiên cứu, đào tạo, dẫn đến các thành tựu ngày hôm nay. 

    * Ông có cảm xúc gì khi nhận được Huân chương Cành cọ Hàn lâm cao quý từ chính phủ Pháp?

    - Như đã nói tại buổi lễ trao huân chương, tôi đã có ba lần may mắn. Sự may mắn đó mang ý nghĩa quyết định đối với cuộc đời tôi, như là một phần trong chiếc cầu nối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.

    May mắn đầu tiên là tôi bắt đầu sự nghiệp của mình bằng nghề công chứng, một nghề chịu ảnh hưởng đậm nét văn hóa pháp lý của Pháp. Chính quá trình hành nghề công chứng đã dẫn dắt tôi đến nước Pháp.    

    May mắn thứ hai là tôi gặp gỡ ông Daniel Heck, một công chứng viên có uy tín lớn ở Pháp, Chủ tịch Hiệp hội Rencontres Notariat - Université. Tôi  nhận được từ ông Heck sự giúp đỡ về mọi phương diện, theo cách của người cha đỡ đầu dành cho đứa con tinh thần, trong suốt quá trình học tập tại Pháp, cho đến khi nhận bằng tiến sĩ.    

    May mắn thứ ba là tôi gặp gỡ GS Michel Grimaldi - cây đại thụ của giới luật học Pháp. Chính giáo sư là người dẫn dắt tôi từng bước đi vào khoa học luật và đồng hành với tôi trong quá trình đóng góp vào việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác Pháp - Việt trong lĩnh vực luật. 

    Tất cả việc sau đó, suy cho cùng, chỉ là hệ quả logic của sự may mắn ấy. Có thể dẫn ra, chẳng hạn, việc tham gia các hoạt động của tổ chức AUF, triển khai các chương trình liên kết đào tạo, chương trình trao đổi sinh viên giữa Việt Nam và Pháp, triển khai các dự án hợp tác Pháp - Việt trong xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là trong việc xây dựng bộ luật dân sự.

    Tôi muốn nhân dịp này bày tỏ lòng tri ân đối với những người bạn Pháp đã giúp tôi có được sự thành công; tri ân các đồng nghiệp Việt Nam, nhất là các thầy cô Trường ĐH Kinh tế - Luật, đặc biệt là Hiệu trưởng Nguyễn Tiến Dũng, đã tạo điều kiện, cũng như chia sẻ công việc để tôi có thể dành thời gian, năng lượng cho sự nghiệp hợp tác Pháp - Việt.

    Tất nhiên, cũng phải kể đến sự hỗ trợ và sự hy sinh của gia đình, mà nhân tố quan trọng nhất là “nhà” tôi, người luôn sát cánh với tôi trong hành trình khoa học, xã hội - nghề nghiệp. 

    * Khi lần đầu đến nước Pháp, tiếp xúc trực tiếp nền văn hóa, giáo dục Pháp, ông ấn tượng về điều gì nhất?

    - Ấn tượng đầu tiên là tính cởi mở, thân thiện, hào hiệp và thanh lịch của người Pháp. Người ta hay nói về thói kỳ thị của người phương Tây đối với người da màu, bao gồm người châu Á, người Việt Nam. Tuy nhiên, tôi chỉ ghi nhận được điều đó như hiện tượng cá biệt. Suốt thời gian sinh sống, học tập ở Pháp và cả sau này, khi thường xuyên trở lại Pháp để giảng dạy, tôi luôn có được sự hỗ trợ và hợp tác nhiệt tình, không vụ lợi của những người bạn Pháp.

    Cuộc sống của người Pháp vừa có chiều sâu, vừa được tổ chức tươm tất. Họ thích cái đẹp toàn diện, cả bên ngoài và bên trong. Có thể về tác phong công nghiệp, người Pháp không bằng người Mỹ, nhưng về tính chính xác, chặt chẽ, họ không thua kém.

    Nền giáo dục của Pháp mang đậm dấu ấn di sản văn hóa của châu Âu, cả về phương pháp cũng như về nội dung. Họ chú trọng rèn luyện các phẩm chất của cá nhân, đặc biệt là tính tự chủ, độc lập của người học.    

    * Trong hoạt động hợp tác Pháp ngữ tại Việt Nam, theo ông đâu là những khó khăn và thuận lợi đáng chú ý hiện nay?

    - Khó khăn lớn nhất, và có lẽ cũng là duy nhất, đó là số người quan tâm đến tiếng Pháp và văn hóa Pháp ngày càng ít. Một trong những lý do chính có thể là do tiếng Pháp quá khó so với tiếng Anh.

    Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp rất tốt đẹp và điều đó tạo thuận lợi cho việc triển khai các chương trình hợp tác. Đặc biệt trong lĩnh vực luật học, giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng. Riêng luật dân sự Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm luật của Pháp, do đó, các đối tác về luật của hai nước có thể dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong quá trình xác lập, thực hiện các hoạt động hợp tác nghiên cứu và đào tạo. 

    * Là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp, Giáo sư mong muốn thực hiện điều gì ở vai trò này?

    - Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp là một tổ chức bác học có thiên hướng phát triển quan hệ hợp tác nghiên cứu, trao đổi học thuật giữa Pháp và các nước có sử dụng tiếng Pháp, đặc biệt là những nước từng là thuộc địa của Pháp, như Việt Nam. Với vai trò thành viên của Viện, tôi mong muốn góp phần thúc đẩy hoạt động giao lưu học thuật giữa Việt Nam và Pháp cũng như các nước nói tiếng Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực luật học. Tôi cũng mong muốn có thể góp một phần nhỏ bé của mình, với tư cách là nhà luật học Việt Nam, vào việc phát huy các giá trị chung của nhân loại, thông qua việc tham gia các hoạt động chuyên môn của Viện.    

    * Với kiến thức và trải nghiệm của mình, ông có lời khuyên nào cho du học sinh Việt Nam tại Pháp?

    - Người ta thường kể các câu chuyện người Mỹ bắt bẻ người Việt về lỗi nói sai tiếng Anh với thái độ miệt thị. Người Pháp thường không có thói xấu đó. Họ sẵn sàng sửa sai cho người nước ngoài về lỗi phát âm hay ngữ pháp nhưng với thái độ lịch thiệp, theo kiểu Pháp.

    Bởi vậy, muốn học giỏi ở Pháp, điều cần thiết là phải mạnh dạn giao tiếp với người bản địa. Khi sống ở Pháp, không nên tìm kiếm các cộng đồng người Việt để gia nhập theo kiểu sống trên ốc đảo. Trái lại, nên sống với người Pháp: ăn thức ăn của người bản địa, ở trong khu dân cư của người bản địa và kết bạn với họ. 

    Xin cảm ơn Giáo sư về cuộc trò chuyện này!

    Một giáo sư đại học sáng chói

    PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện là nhà khoa học có nhiều hoạt động tích cực trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác Pháp ngữ tại Việt Nam. Ông là thành viên của Hội đồng Khoa học Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF, thành viên của Ủy ban định hướng chiến lược AUF và là Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học sử dụng tiếng Pháp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các đồng nghiệp trong nước và quốc tế đều dành cho ông những nhận xét đầy trân trọng.

    GS Jean du Bois de Gaudusson: Ông Nguyễn Ngọc Điện là một giáo sư đại học mà tiếng tăm vượt ra khỏi phạm vi đất nước của ông. Một giáo sư đại học sáng chói, ông đã và đang dùng cả sự nghiệp của mình để bảo vệ hai điều: Điều thứ nhất là luật học và điều thứ hai là mở ra một tầm nhìn mới: tầm nhìn ở góc độ Cộng đồng Pháp ngữ… để trong trường hợp nào đi nữa, tiếng Pháp không đánh mất linh hồn của mình. (Trích diễn văn tại lễ kết nạp GS Điện làm thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp).

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật): Chúng tôi tự hào và cảm ơn những nỗ lực, cống hiến của GS Nguyễn Ngọc Điện cho sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng với sự tham gia của ông vào Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp, mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và tình hữu nghị giữa hai nước sẽ ngày càng lớn mạnh và phát triển.

     

    MINH CHÂU thực hiện (Bản tin ĐHQG-HCM số 190)

    Hãy là người bình luận đầu tiên