cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

  • 03/06/2022
  • Ngày 3/6, tại Hội trường Trần Chí Đáo, ĐHQG-HCM đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

    Tham dự hội thảo có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQG-HCM Vũ Hải Quân; lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương, nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và doanh nghiệp.

    Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết KH&CN có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn xác định KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

    Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đánh giá tại Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20 NQ/TW cho thấy, công tác phát triển KH&CN đã đạt được nhiều kết quả tích cực: Tiềm lực KH&CN quốc gia được tăng cường; Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo được thúc đẩy, lan tỏa trong xã hội; Thị trường KH&CN bước đầu phát triển; Hợp tác quốc tế có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; KH&CN đã đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

    Tuy nhiên, so với mục tiêu của Nghị quyết số 20-NQ/TW, kết quả đạt được còn hạn chế, hiệu quả nghiên cứu KH&CN và ứng dụng kết quả nghiên cứu chưa cao.

    Vì vậy, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các đại biểu bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 20-NQ/TW và Kết luận số 50-KL/TW và việc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, đồng thời tập trung thảo luận 4 nội dung cụ thể: (1) Giải pháp để nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng của các viện nghiên cứu, trường đại học; hiệu quả ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cơ bản trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học liên ngành đạt trình độ tiên tiến của thế giới; (2) Phát huy vai trò của các tập thể khoa học mạnh, các chuyên gia đầu ngành có khả năng dẫn dắt các hướng nghiên cứu mới; chủ trì triển khai các nhiệm vụ quốc gia ở trình độ quốc tế; (3) Đề xuất giải pháp để thực hiện hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập; xác định trọng tâm, trọng điểm để phát triển KH,CN và đổi mới sáng tạo trong tình hình mới; (4) Tăng cường mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp để định hướng nghiên cứu có tính ứng dụng, thực tiễn, tạo ra các sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao trong và ngoài nước.

    Để góp phần thực hiện có hiệu quả việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị, sau hội thảo, ĐHQG-HCM tiếp tục phối hợp với Bộ KH&CN, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các cơ quan liên quan chắt lọc kết quả nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước các nhiệm vụ cụ thể, giải pháp phù hợp để phát triển KH, CN và đổi mới sáng tạo cho giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045.

    Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thiện Thông

    Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng đã sớm có các định hướng và chỉ đạo về vị trí, vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để KH&CN phát triển. Quan điểm coi KH&CN là quốc sách hàng đầu là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa được khẳng định và quán triệt trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng.

    Ông Huỳnh Thành Đạt cho rằng, việc tổng kết, đánh giá toàn diện Nghị quyết 20 nhằm chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của hạn chế và bài học kinh nghiệm. Đó là những cơ sở thực tiễn quan trọng để định hướng phát triển KH, CN và đổi mới sáng tạo cho giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    “Bộ KH&CN trân trọng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến trao đổi, thảo luận của quý vị đại biểu để đánh giá được toàn diện, đầy đủ tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết 20 ở các bộ, ban ngành trung ương, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội, doanh nghiệp. Đồng thời, những ý kiến trao đổi, thảo luận sẽ là những gợi ý quan trọng để ngành KH&CN nghiên cứu, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển KH,CN và đổi mới sáng tạo trong giai đoạn mới” - Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói.

    Giám đốc ĐHQG-HCM Vũ Hải Quân chia sẻ: Điều mà ĐHQG-HCM trăn trở từ thực tiễn hoạt động trong thời gian vừa qua là việc triển khai thực hiện một cách có hiệu quả về chủ trương quyết sách lớn của Đảng về đào tạo, KH, CN. Ông chỉ ra những bất cập trong đào tạo và nghiên cứu khoa học trong ngành nông nghiệp và cho biết có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan để dẫn đến những tồn tại đó. Một trong những nguyên nhân là sự nhận thức và thực thi về tự chủ đại học. Giám đốc ĐHQG-HCM đặt câu hỏi: “Liệu có phải tự chủ đại học là phải tự chủ về tài chính và không nhận ngân sách chi thường xuyên từ trung ương? Kể cả khi trường đại học đã tự chủ thì có thực sự được quyền tự chủ hay chưa? Đã được thu mức học phí tính đúng, tính đủ chưa? Quy định về khối ngành, mã ngành đào tạo và việc mở mới các ngành đào tạo có còn phù hợp hay không? Cách tính chỉ tiêu người học dựa trên số lượng giảng viên, theo mét vuông đất, diện tích xây dựng liệu có còn phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi số hay không?”

    Phân tích những bất cập của việc tự chủ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, Giám đốc ĐHQG-HCM tiếp tục đặt vấn đề: “Quy trình cấp kinh phí, thực hiện và nghiệm thu đề tài khoa học như hiện nay có còn phù hợp hay không? Liệu có thể có cơ chế khoán, cơ chế đặt hàng cho các đại học, cho các thầy cô thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học được không?”.

    Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQG-HCM Vũ Hải Quân phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thiện Thông

    Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, đây là những vấn đề quan trọng cần được giải quyết đồng bộ để các đại học phát huy hết vai trò của mình trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao và thực hiện các công trình nghiên cứu đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

    Ông đề xuất: “Chúng tôi cho rằng trong thời gian tới, nên quan tâm đến đầu tư cho con người nhiều hơn thay vì chỉ ưu tiên đầu tư hạ tầng máy móc thiết bị; có cơ chế đột phá về đặt hàng nghiên cứu khoa học; có cơ chế phối hợp thực hiện các công trình nghiên cứu lưỡng dụng: vừa đảm bảo an ninh quốc phòng vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”.

    Tại hội thảo, hơn 200 đại biểu đã tham gia phiên toàn thể với các báo cáo chính: Báo cáo tình hình 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển KH&CN của ĐHQG-HCM; Vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Một số vấn đề trọng tâm trong định hướng phát triển KH, CN và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Ngoài ra còn có hai tọa đàm về KH, CN và đổi mới sáng tạo; và về chính sách, kinh tế, xã hội.

    Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn An

    BẢO KHÁNH

     

    Hãy là người bình luận đầu tiên