cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Sinh viên ĐHQG-HCM

Sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đoạt Giải thưởng Nữ sinh KHCN Việt Nam năm 2023

  • 03/12/2023
  • Sáng Chủ nhật, Đỗ Thảo Anh ngỏ lời hẹn gặp chúng tôi tại Phòng thí nghiệm (PTN) Vật liệu Y sinh và Quang điện tử của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM. Khác với dáng vẻ có phần lúng túng khi chạm mặt tại cổng trường, Thảo Anh ở PTN như “cá gặp nước”, là một phiên bản hoạt bát, tự tin và thoải mái.

    Dù ngành Khoa học Vật liệu không phải là lựa chọn đầu tiên nhưng nó lại giúp Thảo Anh tìm lại được giấc mơ ngày bé cũng như phác họa được hành trình mà mình muốn theo đuổi trong tương lai, đó là trở thành nhà khoa học. Việc đoạt Giải thưởng Nữ sinh KHCN Việt Nam năm 2023 trong lĩnh vực công nghệ vật liệu chính là một lời khẳng định rằng nữ sinh quê Kiên Giang vẫn đang đi đúng “đường ray”.

    Đỗ Thảo Anh và TS Trần Thị Như Hoa tại buổi trao Giải thưởng Nữ sinh KHCN 2023. Ảnh: NVCC

    Đề tài khóa luận tốt nghiệp đạt 10 điểm

    “Ngầu” là điều đầu tiên mà cô bé Thảo Anh 9 tuổi mường tượng về công việc của một nhà khoa học khi xem các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy chưa hình dung rõ làm nghiên cứu là thế nào nhưng lúc này, cô chỉ muốn được “ngầu” như họ. Theo thời gian, ước mơ này lại tạm “ngủ yên” và nhường chỗ cho một định hướng khác. 

    Thảo Anh hồi tưởng: “Vào năm lớp 12, mục tiêu lớn nhất của mình là thi ngành y vì yêu thích công việc bác sĩ. Nhưng kết quả không như mong đợi. Rớt y, mình dành thời gian tìm hiểu các ngành học khác và bị ngành Khoa học Vật liệu thu hút”. 

    Lúc đó, nữ sinh khá mơ hồ, chưa hiểu ngành này là gì, chỉ thấy những thứ như vật liệu nano rất thú vị nên muốn học để tìm hiểu thêm. Ở học kỳ đầu tiên, cô khá vất vả với những môn đại cương và cảm thấy “sốc” vì chương trình nặng nên chỉ đạt điểm trung bình khoảng 6,9. 

    Mãi cho đến năm thứ 3, khi đã được vào PTN, tiếp xúc với thiết bị, máy móc và các công đoạn nghiên cứu nhiều hơn, nữ sinh mới hiểu rõ bản chất ngành học và nhận ra mình đang dần đánh thức những mộng ước thuở nhỏ. 

    “Mình thích mọi thứ ở PTN. Mỗi khi làm việc, mình đều đặt trọn tâm huyết và khi làm xong những mẫu đầu tiên thì thấy rất thích thú. Chúng cứ như những ‘đứa con tinh thần’ của mình vậy” - Thảo Anh hào hứng bày tỏ. 

    Khi tìm thấy niềm đam mê ở việc NCKH, cô đã tham gia nhóm nghiên cứu của TS Trần Thị Như Hoa - giảng viên Khoa Khoa học và Công nghệ Vật liệu, và thực hiện nhiều đề tài cùng nhóm. Trong đó, một đề tài được công bố trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục Q1 và một đề tài được đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục Q2, đồng thời, một số đề tài được báo cáo ở các hội nghị trong và ngoài nước.

    Ngoài ra, Thảo Anh cũng phát triển hướng nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS Như Hoa, đó là nghiên cứu về vật liệu điện cực anode cho pin ion lithium (dùng cho các thiết bị điện tử và phương tiện di chuyển). Ở hướng nghiên cứu này, cô kết hợp tính năng của các vật liệu để tạo ra một vật liệu mới, góp phần tăng dung lượng pin và giúp pin bền hơn”. 

    Đề tài nghiên cứu về pin ion lithium của Thảo Anh là Nghiên cứu và tổng hợp vật liệu Fe3O4@ZIF-67 hướng đến làm vật liệu điện cực anode cho pin ion lithium. Đây cũng là đề tài NCKH cấp trường và là đề tài khóa luận tốt nghiệp đạt 10 điểm của cô. Thảo Anh đã tiến hành bước thực nghiệm đề tài này trong khoảng 7 tháng, kể từ đầu tháng 4/2022, sau đó trải qua quá trình phân tích kết quả và báo cáo khóa luận vào tháng 7/2023. 

    Nữ sinh sinh năm 2001 cho biết: “Tính mới của đề tài nằm ở việc kết hợp vật liệu ZIF với nano oxit sắt từ (Fe3O4). Fe3O4 có khả năng phản ứng với ion lithium để tăng cường dung lượng cho pin nhưng lại kém bền, khiến pin bị giảm dung lượng sau vài chu kỳ sạc. Trong khi đó, ZIF lại là vật liệu có thể làm tăng tính bền cho nano Fe3O4 nhờ cấu trúc đặc biệt, từ đó cải thiện dung lượng và độ bền của pin” .

    Thảo Anh đang làm thí nghiệm tại PTN Vật liệu Y sinh và Quang điện tử. Ảnh: Hương Nhu

    Muốn phát triển ngành công nghiệp xe điện

    Công việc NCKH không chỉ thỏa mãn niềm say mê của Thảo Anh mà còn giúp cô ứng dụng kiến thức vào học tập hiệu quả hơn. Minh chứng rõ nhất cho điều này là từ một sinh viên “sợ rớt môn” hồi năm nhất, nữ sinh đã nhiều lần nhận học bổng khuyến khích học tập của trường và có điểm tốt nghiệp nằm trong tốp 10 của khóa. 

    Cô dí dỏm: “Điểm tốt nghiệp của mình là 8,34. Đây là một bước tiến vượt bậc vì với kết quả hồi năm thứ nhất, mình cứ sợ rằng sẽ nhận bằng tốt nghiệp trung bình mất”.   

    Chính sự nỗ lực không ngừng trong học tập và NCKH đã giúp Thảo Anh đoạt Giải thưởng Nữ sinh KHCN năm 2023 trong lĩnh vực công nghệ vật liệu. Nữ sinh cho rằng giải thưởng này là một cột mốc quan trọng trong quãng đời sinh viên, giúp cô biết rằng mình đang đi đúng hướng. 

    “Lúc biết tin nhận được giải thưởng này, mình rất bất ngờ, có cảm giác như tìm thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’. Giải thưởng là một sự công nhận cho những cố gắng từ trước của mình. Đây cũng là giải thưởng danh giá, có thể giúp mình có thêm cơ hội nhận được các học bổng lớn trong tương lai” - Thảo Anh chia sẻ. 

    Sau khi đoạt Giải thưởng Nữ sinh KHCN, Thảo Anh còn nhận học bổng đào tạo thạc sĩ trong nước của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup năm nay. Việc xét học bổng này chính là một bước chuẩn bị cho việc học thạc sĩ ngành Khoa học Vật liệu, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên của nữ sinh. Bên cạnh đó, cô còn dự định trau dồi tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp cận những nguồn tài liệu học thuật. 

    Ở bậc cao học, Thảo Anh sẽ tập trung nghiên cứu về phương pháp tán xạ Raman tăng cường bề mặt và cảm biến sợi quang học cho các ứng dụng môi trường và y tế, điển hình là phát hiện các chất ô nhiễm có thể tác động xấu đến môi trường, sức khỏe con người. Đồng thời, cô muốn khai thác sâu hơn về hướng nghiên cứu tâm huyết của mình là pin ion lithium. Nếu có điều kiện, nữ sinh sẽ học lên tiến sĩ hoặc du học tại các nước có ngành công nghệ vật liệu phát triển như Hàn Quốc.   

    Trong suốt cuộc trò chuyện, nhìn vào dáng vẻ say mê của Thảo Anh khi nhắc về những thứ đang ấp ủ, chúng tôi thấy tình yêu khoa học mãnh liệt ẩn trong hình hài nhỏ bé. Khoa học đã đem đến cho cô gái này cuộc gặp gỡ với những nhà nghiên cứu tài giỏi và cả trí tưởng tượng phong phú. Khoa học cũng là điều mà cô muốn cống hiến trọn đời.

    Đam mê càng lớn, đánh đổi càng nhiều. 22 tuổi, Thảo Anh có 8 tiếng mỗi ngày xoay quanh PTN cùng những đêm cặm cụi xử lý kết quả nghiên cứu và ngày càng có ít thời gian cho gia đình, bạn bè. Dẫu cô đơn là thế nhưng khi được hỏi về những nuối tiếc trong chặng đường vừa qua, Thảo Anh chỉ đáp: “Mình ước gì bản thân của trước kia đặt nhiều tình yêu cho công việc nghiên cứu hơn”.

    Có lẽ vì sự tiếc nuối đó mà nữ sinh muốn dùng hành trình nghiên cứu của mình để truyền động lực tới những thế hệ đàn em để họ có thể đến với khoa học một cách dễ dàng hơn, chứ không phải bắt đầu với nhiều “dấu chấm hỏi” như cô.

    HƯƠNG NHU - THU THẢO

    Có kết quả nổi bật hơn các bạn cùng chuyên ngành

    Đồng hành cùng Đỗ Thảo Anh trong 2 năm qua tại PTN Quang học và Cảm biến, TS Trần Thị Như Hoa nhận thấy học trò của mình luôn nhiệt huyết, đam mê khoa học và có hứng thú đặc biệt với các vật liệu nano, vật liệu mới.

    “Hướng nghiên cứu của Thảo Anh là một hướng nghiên cứu mới khi kết hợp hai loại vật liệu Fe3O4 với ZIF và cho hiệu suất pin rất tốt. Em đã có kết quả nổi bật hơn các bạn cùng chuyên ngành và có thành tích về công bố khoa học liên quan đến hai loại vật liệu này. Kết quả nghiên cứu của em cũng nhận được sự đánh giá cao từ hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Thảo Anh chính là một trong 3 bạn làm về vật liệu có luận văn tốt nghiệp đạt điểm 10, trên tổng số 24 sinh viên cùng chuyên ngành” - TS Như Hoa chia sẻ.

    Tiếp tục là người hướng dẫn Thảo Anh về vật liệu nano trong chương trình thạc sĩ sắp tới, TS Như Hoa kỳ vọng rằng học trò của mình sẽ triển khai được các hướng nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

     

    Hãy là người bình luận đầu tiên