cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Khoa học công nghệ

Tân thạc sĩ Trường ĐH Bách Khoa có 10 bài báo quốc tế

  • 17/10/2023
  • Đầu tháng 8/2023, Lưu Ngọc Quỳnh Khôi - tân thạc sĩ ngành Quản lý Xây dựng, Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM, trở nên nổi bật với thành tích ấn tượng, đó là đồng tác giả của 10 bài báo quốc tế thuộc danh mục Tạp chí ISI, Scopus, chỉ sau gần 2 năm theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học.

    Với số điểm 8,68, Lưu Ngọc Quỳnh Khôi trở thành học viên cao học đạt thành tích cao nhất trong đợt bảo vệ luận văn tốt nghiệp vào giữa tháng 7/2023. Trước đó, ở tuổi 23, tân thạc sĩ này đã sở hữu đồng thời bằng cử nhân ngành Kỹ thuật Xây dựng, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và ngành Ngôn ngữ Anh, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM.

    Lưu Ngọc Quỳnh Khôi là học viên cao học đạt thành tích cao nhất trong đợt bảo vệ luận văn tốt nghiệp vào giữa tháng 7/2023 của ngành Quản lý Xây dựng.

    Tốt nghiệp đại học song ngành 

    Sở thích của Khôi là vẽ tranh và du lịch vì anh là người có thiên hướng cảm nhận cuộc sống và ưa trải nghiệm. Nhưng vào cuối lớp 12, Khôi lại rẽ sang ngành kỹ thuật xây dựng, theo lời khuyên của gia đình. “Ban đầu, mình không đồng tình với ba mẹ vì bản thân rất ‘cứng đầu’. Nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn, mình nhận ra ngành học này khá phù hợp với tính cách năng động, quyết đoán của bản thân cũng như có tiềm năng phát triển nghề nghiệp” - Khôi hồi tưởng. 

    Rồi Quỳnh Khôi quyết định thử sức với ngành Kỹ thuật Xây dựng, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đồng thời chọn ngành Ngôn ngữ Anh, Trường ĐH KHXH&NV làm ngành học thứ hai để trau dồi ngoại ngữ và tăng cơ hội tiến thân. 

    Việc học song ngành tạo khá nhiều áp lực cho Quỳnh Khôi, đặc biệt là vào năm thứ 3, anh phải thường xuyên thức trắng đêm để hoàn thành bài vở. Và Quỳnh Khôi gặt hái được “quả ngọt” đầu tiên, đó là tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Xây dựng với số điểm 8,58 cùng giấy chứng nhận kỹ sư ưu tú. Những kiến thức, kỹ năng mà ngành Ngôn ngữ Anh mang lại cũng là nền tảng quan trọng giúp Khôi viết bài báo khoa học suôn sẻ hơn khi học lên thạc sĩ. 

    Không chỉ học trên lớp, Khôi còn chủ động tham gia các chương trình học thuật, nghiên cứu khoa học, thực tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Nhờ “va chạm” với công việc chuyên môn sớm mà Quỳnh Khôi nhận ra nhiều mảng kiến thức mình chưa nắm vững. Vì vậy, mục tiêu mới mà chàng tân cử nhân song ngành đặt ra cho bản thân là học thạc sĩ ngành Quản lý Xây dựng, Trường ĐH Bách Khoa. 

    Khi được hỏi về quyết định học thạc sĩ theo hướng nghiên cứu thay vì ứng dụng, Quỳnh Khôi mỉm cười: “Mình còn trẻ, mình muốn thử hết mọi khía cạnh từ lý thuyết cho đến thực tiễn, để có nhiều góc nhìn hơn về lĩnh vực mà mình theo đuổi. Hơn nữa, mình muốn cho bản thân cơ hội trải nghiệm cái mới để được sai, học được cách giải quyết và tránh lặp lại sai lầm đó”. 

    Nhận thấy tiềm năng của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm tối ưu hóa các vấn đề trong quản lý xây dựng, Quỳnh Khôi đã theo đuổi hướng nghiên cứu này dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Vũ Hồng Sơn - giảng viên Khoa Kỹ thuật Xây dựng Trường ĐH Bách Khoa. “Đây là hướng nghiên cứu mới, đặc biệt phù hợp với thời đại 4.0 và sẽ trở nên phổ biến trong 5-10 năm tới” - Khôi giải thích. 

    Đề tài mà Khôi thực hiện là “Phát triển thuật toán lai ghép nấm nhầy để tối ưu tiến độ, chi phí và các tiêu chí khác trong các dự án xây dựng”. Đây là mô hình thuật toán của nhà khoa học Seyedali Mirjalili, được phát triển dựa trên thói quen tìm kiếm thức ăn bằng các xúc tu của sinh vật nấm nhầy. Lý do Khôi chọn mô hình này là bởi nó có tính mới, giải quyết được cùng lúc nhiều vấn đề trong dự án xây dựng. 

    Quỳnh Khôi cho biết một dự án đầu tư xây dựng sẽ có nhiều phương án triển khai khác nhau. Thay vì tính toán thủ công bằng Excel, mô hình thuật toán nấm nhầy sẽ giúp chủ đầu tư nhanh chóng chọn ra phương án xây dựng tối ưu về tiến độ, chi phí và các tiêu chí khác. 

    Vì mô hình thuật toán gốc có một số nhược điểm nên Khôi đã áp dụng 3 phương pháp là đối ngẫu, lựa chọn cạnh tranh và đột biến trao đổi chéo để cải tiến mô hình. Cuối cùng, mô hình thuật toán nấm nhầy mà anh cải tiến đưa ra kết quả tốt hơn với thời gian nhanh hơn mô hình gốc.

    Quỳnh Khôi đã khám phá 24 tỉnh thành Việt Nam.

    Đã đặt chân đến 24 tỉnh thành 

    Với hướng nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý xây dựng, Quỳnh Khôi đã công bố 10 bài báo quốc tế thuộc danh mục Tạp chí ISI, Scopus (2 bài thuộc tạp chí Q1, 3 bài thuộc tạp chí Q2 và 5 bài thuộc tạp chí Q3). Trong khi đó, theo quy định, học viên cao học chỉ cần 1 bài báo đăng trên tạp chí khoa học được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận.

    Khôi tâm sự: “Khi viết bài báo đầu tiên, mình rất hoang mang vì không biết viết như thế nào. Nhưng mình quyết không từ bỏ vì sai thì mình sửa, không biết chỗ nào thì mình hỏi thầy Sơn và thầy cô trong khoa. Dần dần, mình ‘lên tay’ và ít bị sửa hơn, mình cũng chủ động viết bài báo khoa học bằng tiếng Anh để đỡ công đoạn dịch bài”. 

    Sau khi gửi bài về tạp chí, Quỳnh Khôi còn phải trả lời câu hỏi phản biện của hội đồng thẩm định qua email. Đối với Khôi, đây là “cửa ải” khó khăn nhất trong quá trình đăng bài báo khoa học, nhưng cũng là cơ hội lớn vì khi được phản biện, anh đã nắm chắc 90% là bài báo của mình được đăng. 

    Tháng 7 vừa qua, Khôi đã bảo vệ thành công luận văn đạt 8,6 điểm - cao nhất trong đợt tốt nghiệp này của ngành Quản lý Xây dựng. Khôi còn tham gia Hội nghị Quốc tế về Kỹ thuật Xây dựng và Kiến trúc bền vững 2023 (ICSCEA 2023) để trình bày kết quả nghiên cứu cũng như giao lưu, học hỏi các nhà khoa học khác. 

    Tân thạc sĩ không giấu được niềm vui xen lẫn bất ngờ: “Lúc đầu mình chỉ hy vọng tốt nghiệp thạc sĩ với 3 bài báo khoa học. Nên khi kết quả nghiên cứu của mình được nhiều tạp chí khoa học quốc tế công nhận, mình rất vui và tự hào vì bản thân đã không ngừng cố gắng”.

    Quỳnh Khôi dự định sẽ học lên tiến sĩ vào năm 2024. Bởi lẽ, ngay từ khi bắt đầu công việc nghiên cứu, Khôi luôn mong muốn sẽ tìm ra “cái mới” để cống hiến cho lĩnh vực tối ưu hóa các vấn đề trong quản lý xây dựng ở Việt Nam. “Đây là đề tài được mình ấp ủ từ thời học cao học và hiện tại đã gần hoàn thiện” - Khôi bày tỏ. 

    Với thời gian biểu gần như dày đặc từ thời học đại học đến khi tốt nghiệp thạc sĩ, tôi không khỏi bất ngờ khi nghe Quỳnh Khôi kể rằng anh đã đặt chân đến 24 tỉnh thành Việt Nam. Khôi cho biết: “Mình luôn tìm cách cân bằng và tận hưởng cuộc sống chứ không chỉ chăm chăm làm việc và nghiên cứu. Thư giãn cũng giúp mình nạp năng lượng và có thêm nhiều ý tưởng nghiên cứu mới. Vậy nên mình luôn cố gắng dành thời gian để đi du lịch, khám phá nhiều vùng miền của Việt Nam vì đất nước mình đẹp lắm”. 

    Chẳng hạn, sau khi tham dự Hội nghị ICSCEA 2023 tại Đà Nẵng, Khôi đã nán lại vài ngày để tham thú Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Khôi còn là “hướng dẫn viên du lịch riêng” cho bạn bè, cùng họ tận hưởng những niềm vui nho nhỏ ở Sài Gòn như đi dạo, ăn sáng, uống cà phê...

    Người đầu tiên học thạc sĩ Quản lý Xây dựng theo hướng nghiên cứu

    PGS.TS Phạm Vũ Hồng Sơn - giảng viên hướng dẫn của Quỳnh Khôi, cho biết Khôi là người đầu tiên học thạc sĩ ngành Quản lý Xây dựng, Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM theo hướng nghiên cứu.  

    PGS.TS Hồng Sơn nhận xét: “Quỳnh Khôi là người rất chăm chỉ, chịu khó. Mặc dù lĩnh vực trí tuệ nhân tạo khá mới mẻ đối với Khôi ở giai đoạn đầu, nhưng em đã nỗ lực tìm tòi, học hỏi không ngừng và tiếp thu rất nhanh. Thành tựu của Khôi hoàn toàn xứng đáng với sự nghiêm túc và nỗ lực không ngừng nghỉ của em”.  

    Thầy Sơn hy vọng Quỳnh Khôi sẽ mang những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được áp dụng tại cơ quan, giúp đơn vị mình ứng dụng công nghệ chuyển đổi số một cách hiệu quả.

    Bài, ảnh: THU TRANG

    Hãy là người bình luận đầu tiên