cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Thầy Dân ngồi hội đồng, tôi bắt học trò đi dự ngay

  • 29/10/2016
  • Đó là ý kiến của GS.TS Bùi Khánh Thế, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tổng Hợp TP.HCM (nay là ĐH KHXH&NV TP.HCM) trong buổi tọa đàm sách Logic - ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt do Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa VH&NN, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM tổ chức ngày 23/6, nhân sinh nhật lần thứ 80 của GS.TS Nguyễn Đức Dân.

        Đó là ý kiến của GS.TS Bùi Khánh Thế, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tổng Hợp TP.HCM (nay là ĐH KHXH&NV TP.HCM) trong buổi tọa đàm sách Logic - ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt do Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa VH&NN, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM tổ chức ngày 23/6, nhân sinh nhật lần thứ 80 của GS.TS Nguyễn Đức Dân.

    Đánh thức tình yêu với tiếng Việt

        Trong phát biểu đề dẫn, TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Trưởng ban tổ chức tọa đàm đã khái quát thân thế - sự nghiệp, đồng thời khẳng định tầm quan trọng những cống hiến của GS.TS Nguyễn Đức Dân trong giáo dục và nghiên cứu khoa học.

        Theo TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh, trong suốt thời gian giảng dạy và nghiên cứu, GS.TS Nguyễn Đức Dân đã công bố hơn 20 sách nghiên cứu và giáo trình, trong đó có: Từ điển tần số tiếng Việt/Dictionnaire de fréquence du Vietnamien(Paris VII, 1980); Ngôn ngữ học thống kê (1984); Logic - ngữ nghĩa - cú pháp(1987); Logic và tiếng Việt (1996); Ngữ dụng học, tập I, (1998); Ngữ pháp tạo sinh (2012); Từ câu sai tới câu hay (2013) và hàng trăm bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. 

        Gần 60 năm trong sự nghiệp trồng người, cho đến nay, học trò của thầy lên đến con số hàng nghìn người, từ Bắc chí Nam, từ Toán cho đến Ngôn ngữ… đã trở thành những công dân tiên tiến có đóng góp tích cực cho đất nước. Nhiều người trong số họ đã nhận được các học hàm, học vị cao và là những cán bộ chủ chốt của các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan nhà nước.

        Tuy không là thế hệ môn sinh trực tiếp thụ lãnh với GS.TS Nguyễn Đức Dân nhưng PGS.TS Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa VH&NN, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM luôn tâm niệm: “Đối với chúng tôi, thầy Nguyễn Đức Dân là một người thầy, một nhà ngôn ngữ học, nhà khoa học hăng say trong công việc. Thầy là một trong số các nhà ngôn ngữ học tiêu biểu, cùng với thầy Cao Xuân Hạo, Nguyễn Tài Cẩn xem mục đích của đời mình là đóng góp cho đất nước, cho khoa học, không màng đến vinh lợi, hư danh.”

    Sách Logic -  ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt  của GS. TS Nguyễn Đức Dân. Ảnh: NXB Trẻ
         Về các công trình nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Đức Dân, theo PGS.TS Đoàn Lê Giang, những nghiên cứu của thầy Dân rất chuyên biệt, sâu sắc. Tuy lĩnh vực nghiên cứu của thầy là ngôn ngữ toán, nhưng thầy đã thể hiện sự am tường về văn học, tạo nên một nối kết liên ngành độc đáo. 

        Bên cạnh đó, PGS.TS Đoàn Lê Giang còn cho biết bản thân ông“rất ngạc nhiên” khi được biết GS.TS Nguyễn Đức Dân “đã từ rất lâu dịch các lý thuyết về ngôn ngữ tạo sinh của Noam Chomsky, một quái kiệt của giới nghiên cứu ngôn ngữ đương thời” trong bối cảnh học thuật miền Bắc thời chiến.

        Đồng quan điểm với nhận định này, TS Nguyễn Hữu Chương khẳng định: “Thầy Nguyễn Đức Dân là một trong những nhà nghiên cứu đi đầu trong việc cập nhật, giới thiệu các lý thuyết mới của ngành ngôn ngữ học. Có thể kể đến như: Lý thuyết ngữ pháp tạo sinh của Noam Chomsky, lý thuyết về ngôn ngữ học miêu tả Mỹ, lý thuyết về các hành vi ngôn ngữ và đặc biệt là giới thiệu logic học và ứng dụng của nó trong nghiên cứu ngôn ngữ.”

        Khi được mời chia sẻ về những kỷ niệm với GS.TS Nguyễn Đức Dân, nhà báo Dương Thành Truyền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV NXB Trẻ,cho biết: “Hồi chúng tôi làm việc ở báo Tuổi Trẻ, thầy là một cộng tác viên nổi tiếng với nhiều bài báo thú vị qua chuyên mục Tiếng nước tôi. Khi chúng tôi về làm việc tại NXB Trẻ, thầy là một tác giả nổi tiếng với những tựa sách làm nên giá trị cho bộ sách Tiếng Việt giàu đẹp. Đó là Nỗi oan thì, mà, là; Từ câu sai đến câu hay; và hôm nay Logic -  ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt, một công trình hơn 40 năm của thầy, một tác phẩm kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của thầy. Nhưng chúng tôi còn cho rằng, tài sản to lớn của thầy không chỉ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của tiếng Việt, góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho người Việt mà còn đánh thức một tình yêu đối với tiếng Việt, vốn hiện nay đã dần phai nhạt trong nhiều người trẻ”.

    Công trình Logic - Ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt

        Đánh giá về công trình Logic - Ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt, PGS.TS Dư Ngọc Ngân, ĐH Sư Phạm TP.HCM, nhận định: Điểm nổi bật ở công trình này là để lý giải ngữ nghĩa của từ hư tiếng Việt, nhiều lý thuyết về logic học (logic mệnh đề, logic vị từ, logic nhận thức của người Việt về những quan hệ trong thiên nhiên và xã hội) và ngữ dụng học (lý thuyết về hành vi ngôn ngữ; lý thuyết nghĩa hàm ẩn: hiển ngôn, tiền giả định, hàm ý; lý thuyết hội thoại; lý thuyết lập luận) được vận dụng. 

        Theo PGS.TS Dư Ngọc Ngân, GS.TS Nguyễn Đức Dân “không chỉ miêu tả kết quả khảo sát ngữ nghĩa của từ hư tiếng Việt mà còn chú trọng phân tích, xác định phương pháp xử lý ngữ liệu để tìm ra giá trị ngữ nghĩa, hàm ý của từ”. Người đọc thường gặp những câu hỏi, vấn đề được đặt ra hoặc nói rõ về cách thức thực hiện, phương pháp nghiên cứu đã được vận dụng như: Làm thế nào để xác định định hướng nghĩa của từ; phương pháp xác định hàm ý; phương pháp phát hiện nghĩa của một cấu trúc trừu tượng; và phương pháp khái quát để xác định hàm ý trong câu ghép có từ thì.

        Như vậy, công trình không chỉ cung cấp sự hiểu biết cho người đọc sự hiểu biết về tiếng Việt mà còn là những gợi ý cho đề tài cao học, nghiên cứu sinh ở một số trường đại học Việt Nam.

        Đồng quan điểm với nhận định này, TS Nguyễn Hoàng Trung, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, cho rằng: “Logic - ngữ nghĩa của từ hư tiếng Việt là một tài liệu quý giá đối với những người nghiên cứu Việt ngữ, không chỉ vậy, nó còn là một tài sản vô giá với những người giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đó là một cẩm nang giúp trả lời một cách thuyết phục thắc mắc về sự khác biệt giữa ‘nhà hàng này ngon mà rẻ’ với ‘nhà hàng này ngon và rẻ’. Hoặc nó giúp lý giải được vì sao người nước ngoài (chẳng hạn người Hàn Quốc) không phân biệt được cặp liên từ nếu/thì và vì/nên, v.v.Theo chúng tôi, sự thành công của tác giả nằm ở chỗ bất kỳ phát ngôn nào trong đời sống thường nhật của người Việt cũng được tác giả mô hình hoá một cách hiệu quả.”

    Các nhà nghiên cứu tham gia tọa đàm. Ảnh: Trang Minh

    Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Hoàng Trung, bên cạnh những biện giải sâu sắc của GS.TS Nguyễn Đức Dân, ông cũng rất băn khoăn với một số luận điểm của tác giả, trong số đó xin trao đổi hai vấn đề sau:

        Thứ nhất, các từ hư có chức năng định hướng nghĩa: khi giao tiếp, người bản ngữ sử dụng hệ thống khái niệm/ý niệm gắn với hiện thực của họ. Vậy, chính cách tư duy hay ý niệm hoá mới là cơ sở lựa chọn cấu trúc hay hình thức biểu đạt. Người Việt lựa chọn những liên từ như và, nhưng, mà, còn, chứ…để chuyển tải nội dung muốn giao tiếp, chứ không phải những liên từ này định hướng nghĩa, có chăng phần nào đó đối với người thụ ngôn.

        Thứ hai, danh từ khối theo tác giả có thể xuất hiện trong cấu trúc “A thì x, A thì y” (Cùng một giống, bò thì béo, bò thì gầy), theo tác giả, danh từ khối “bò” có thể hành chức như một danh từ đơn vị biểu thị một cá thể. Theo chúng tôi, đều này khó chấp nhận vì danh từ khối không thể xuất hiện trong những cấu trúc có chức năng phân cắt tập hợp (tr.225) vì cương vị của một phần tử trrong một tập hợp về mặt logic hoàn toàn khác với sự phân lập của đối tượng mà danh từ biểu thị. Trong “Gà ăn thóc kìa”, danh từ “gà” có thể biểu thị một tập hợp (vài con, một đàn…) hay một con gà, song danh từ “gà” trong câu vẫn là danh từ khối do những ràng buộc ngữ pháp của nó. Vì vậy, ví dụ trên của tác giả rất khó chấp nhận về ngữ pháp. Câu trên phải nói “Cùng một giống bò, con thì béo, con thì gầy”.

        Đồng thời, TS Nguyễn Hoàng Trung cũng nhấn mạnh: “Một quyển sách khiến người đọc suy nghĩ với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau là một quyển sách thành công.”

        Công trình Logic - ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt là tập hợp các bài nghiên cứu về lĩnh vực logic- ngữ nghĩa hơn 40 năm của GS.TS Nguyễn Đức Dân được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của ông.

         GS.TS Nguyễn Đức Dân sinh ngày 23 tháng 6 năm 1936 tại Hà Nội nhưng nguyên quán tại làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

        Vào đại học năm 1954, hè năm 1957, thầy tốt nghiệp cử nhân ban Toán (Khoa Toán - Lý, ĐHSP Hà Nội). Tháng 8/1957, thầy nhận được quyết định về dạy Toán tại trường Bưởi (nay là Trường THPT chuyên Chu Văn An - Hà Nội). Từ năm 1963 đến năm 1966, thầy được phân công phụ trách lớp “Bồi dưỡng Toán của Hà Nội” thi HSG toàn miền Bắc. Nhiều học trò do thầy bồi dưỡng đã trở thành các nhà Toán học có tiếng như: GS.TS. Phan Quốc Khánh, GS.TS. Đào Văn Lượng, GS.TS Nguyễn Bá Ân…

        Từ năm 1966 tới năm 1970, thầy được cử đi làm NCS tại Ba Lan. Vì quan tâm các vấn đề về logic và thống kê trong toán học, nên thầy đề xuất nguyện vọng đi sâu về vấn đề toán học trong nghiên cứu ngôn ngữ.

        Năm 1970, GS bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học hình thức với đề tài Minh họa câu đơn tiếng Việt bằng ngữ pháp phạm trù tại Warszawa, Ba Lan. Đây là bước chuyển hướng quan trọng từ Toán học sang Ngôn ngữ học trong sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu của thầy.

        Sau khi từ Ba Lan về, thầy giảng dạy Ngôn ngữ học tại Khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Hà Nội). 

        Năm học 1979-1980, thầy làm giáo sư thỉnh giảng môn Tiếng Việt và Văn minh Việt Nam tại ĐH Paris 7 (Cộng hòa Pháp). 

        Từ năm 1986, thầy chuyển vào Nam công tác tại Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM. Trong thời gian công tác tại đây, thầy được Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư năm 1991, học hàm Giáo sư năm 1996. Thầy đã liên tục là Tổ trưởng tổ bộ môn Ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn-Báo chí, Phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. Thầy nghỉ hưu vào năm 2002.

    PHIÊN AN

    Hãy là người bình luận đầu tiên