cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Tọa đàm Những phát hiện mới về thơ đi sứ của Việt Nam

  • 02/08/2017
  • Sáng 2/8, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc - Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM tổ chức buổi toạ đàm khoa học: “Những phát hiện mới qua các tác phẩm lập bia đề thơ của các sứ giả Việt Nam ở Trung Quốc”. GS Trần Ích Nguyên - Đại học Quốc lập Thành Công, Đài Loan là diễn giả chính.


         Theo GS Trần Ích Nguyên, dựa vào vết tích thông qua thơ đề bia, con đường đi sứ của các sứ thần Việt Nam sang Bắc Kinh thường dừng chân tại 7 tỉnh: Quảng Tây, Quảng Đông, Hồ Nam, Giang Tây, Hà Bắc và Sơn Đông. Trong 7 tỉnh lị này của Trung Quốc, GS Trần cho biết ông chỉ tập trung chủ yếu vào các thơ đề bia của sứ thần Việt Nam tại huyện Thang Âm, tỉnh Hà Nam.

        “Năm 1825, lần đầu tiên Phan Huy Chú đi sứ đã dừng chân và đề thơ trước miếu Nhạc Phi tại huyện Thang Âm này. Năm 1871, sứ thần Phạm Hy Lượng cũng lập bia và đề thơ tại đây. Không những vậy, miếu Nhạc Phi còn lưu lại bút tích của Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm từ trước đó và một loạt sứ thần triều Nguyễn về sau như: Lê Quang Viên, Lý Văn Phức, Nguyễn Bảo, Nguyễn Văn Siêu, Phạm Hy Lượng… Có thể thấy, miếu Nhạc Phi tại huyện Thang Âm, tỉnh Hà Bắc là nơi lưu giữ rất nhiều bút tích, thơ văn của các sư thần Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa được giới nghiên cứu khai thác” - GS Trần Ích Nguyên cho biết.

        GS Trần chia sẻ thêm, khi điền dã tại huyện Thang Âm, ông phát hiện khá nhiều thơ đề bia của Phạm Hy Lượng - một danh sĩ thời vua Tự Đức mà các công trình nghiên cứu về thơ đi sứ của học giả Việt Nam về tác giả này vẫn còn để ngỏ. Những phát hiện mới này đã được ông đưa vào đề thi chuyên ngành văn học trung đại, bậc học thạc sĩ của Khoa Văn học, Văn Tự và Ngôn ngữ TQ, Trường ĐH Thành Công ngay trong năm nay với yêu cầu phải dịch bài thơ của Phạm Hy Lượng sang bạch thoại.

        “Khi lần tìm những dấu vết của Phạm Hy Lượng, tôi còn phát hiện những bài thơ đề bia của đồng liêu ông. Đó là các sứ thần Vương Hữu Quang và Mai Đức Thường. Theo tôi được biết, thơ đi sứ của hai tác giả này ở Việt Nam đến nay vẫn chưa hề có bất kỳ bài nào được lưu lại. Đây là những phát hiện khiến tôi vô cùng hứng thú” - vị giáo sư Đài Loan chia sẻ.

        Không chỉ phân tích các tác phẩm thơ đi sứ của Phạm Hy Lượng và Vương Hữu Quang, GS Trần Ích Nguyên còn đề cập vấn đề sao lưu thơ đề bia của các học giả khi nghiên cứu điền dã. Ông cho biết, nhiều chữ trên các bia cổ do việc sao lưu thiếu ý thức của các nhà nghiên cứu trước đó đẫn dến việc mất nét, khiến các học giả về sau gặp nhiều khó khăn khi phải mòn mẫn, suy đoán để phục nguyên ngữ nghĩa.

        GS Trần Ích Nguyên hy vọng sẽ có một hội thảo quốc tế về nghiên cứu thơ văn sứ trình của Việt Nam với sự tham gia của đông đảo các học giả trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á để giúp những nghiên cứu về văn hiến Việt Nam được phát huy mạnh mẽ. 

        TS Lê Quang Trường - Phó Trưởng khoa Khoa Văn học-Ngôn ngữ đánh giá: “Từ việc truy nguyên con đường đi sứ của các sứ thần Việt Nam triều Nguyễn và sưu tầm các thư tịch Hán Nôm Việt Nam ở nước ngoài gần ba mươi năm qua, GS Trần Ích Nguyên cho chúng ta thấy rằng ngoài việc đáp ứng những đòi hỏi khắt khe trong học thuật, ông còn thể hiện tâm huyết và tình cảm của một học giả nước ngoài đối với văn hiến Việt Nam”.

        Là một chuyên gia trong lĩnh vực văn học cổ và dành nhiều mối quan tâm về văn học cổ Việt Nam, GS Trần Ích Nguyên đã xuất bản nhiều công trình dịch và nghiên cứu các tác phẩm văn học cổ của Việt Nam như: Truyền kì mạn lục, Vương Thúy Kiều truyện, Hải Nam tạp trứ, Nhật Bản kiến văn lục…


    GS Trần Ích Nguyên trình bày tại tọa đàm.

    Tin, ảnh: ANH VŨ - LÝ NGUYÊN

    Hãy là người bình luận đầu tiên