cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Hoạt động sinh viên và cộng đồng

Trong bối cảnh chuyển đổi số, học và tốt nghiệp đại học từ 18-22 tuổi có còn phù hợp?

  • 10/09/2022
  • Đó là vấn đề do PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM, đặt ra tại Hội nghị Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên các ĐHQG, ĐH vùng mở rộng năm 2022 được tổ chức tại Hội trường Trần Chí Đáo, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, vào sáng 10/9.

    PGS.TS Vũ Hải Quân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: THIỆN THÔNG

    Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện chuyển đổi số là tư duy đổi mới. Tuy nhiên, cơ chế quan liêu bao cấp; môi trường làm việc tuyến tính, đơn điệu, ít thay đổi, thiếu tính cạnh tranh; công việc hằng ngày có tính lặp lại... là những nhân tố khiến con người tư duy theo lối mòn.

    “Các biểu hiện thường thấy của tư duy lối mòn là không muốn thay đổi, dù biết sự thay đổi có thể mang tới cơ hội mới; dễ dàng từ bỏ, nhất là khi đối diện thách thức, không nỗ lực để vượt qua thách thức, không có tinh thần tự học hỏi để nâng cao trình độ; hay phát biểu những ý kiến không mang tính xây dựng như: việc này không làm được vì chưa có trong quy định hoặc chưa có kinh phí để triển khai...” - Giám đốc ĐHQG-HCM nhấn mạnh.

    Dẫn chứng về Bologna - một trường đại học được thành lập vào năm 1088, PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết, ngôi trường cổ xưa của thế giới này đã trở thành hình mẫu của một đại học với những giảng đường cổ kính, những phòng thí nghiệm hiện đại. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, cách nhìn về một trường đại học cần được thay đổi.

    “Liệu rằng thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình học đại học của hầu hết sinh viên có nhất thiết phải nằm trong độ tuổi 18-22? Liệu rằng thời gian đào tạo có nhất thiết phải liên tục suốt 4 năm học cho tất cả sinh viên hay không? Liệu rằng việc quản lý đào tạo có nhất thiết cứ phải theo các chuyên ngành hẹp, được phân cấp theo bộ môn hay không? Liệu rằng chương trình đào tạo có nhất thiết chỉ tập trung trang bị kiến thức chuyên môn theo từng ngành học hay không? Đặt câu hỏi là khởi đầu cho một tư duy đổi mới. Những câu hỏi trên là sự gợi mở về yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay” - PGS.TS Vũ Hải Quân phân tích.

    Ông Quân lưu ý rằng, để quốc gia thịnh vượng, giáo dục phải được đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất. Ưu tiên phát triển giáo dục, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa để đạt mục tiêu xây dựng quốc gia sáng tạo, dân chủ, giàu có và bản sắc.

    PHIÊN AN

     

    Hãy là người bình luận đầu tiên