cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Khoa học công nghệ

Trường ĐH Khoa học Sức khỏe: Phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học mang đặc thù ĐHQG-HCM

  • 09/01/2023
  • Ngày 23/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định phê duyệt chủ trương thành lập Trường ĐH Khoa học Sức khỏe trên cơ sở tiền thân là Khoa Y ĐHQG-HCM. Trường đại học này được kỳ vọng sẽ là một trong những cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe trọng điểm của khu vực phía Nam trong tình hình thiếu hụt nhân lực ngành y như hiện nay.

    GS.TS.BS Đặng Vạn Phước - Trưởng Khoa Y ĐHQG-HCM.

    Để hiểu rõ hơn về định hướng mô hình phát triển của Trường ĐH Khoa học Sức khỏe trong tương lai, Bản tin ĐHQG-HCM đã có cuộc trao đổi với GS.TS.BS Đặng Vạn Phước - Trưởng Khoa Y ĐHQG-HCM.

    Giảng viên là các chuyên gia đầu ngành

    * Thưa ông, đến nay, Khoa Y đã chuẩn bị lộ trình cho việc phát triển Trường ĐH Khoa học Sức khỏe ra sao?

    - Khoa Y ĐHQG-HCM được thành lập năm 2009 là đơn vị trực thuộc ĐHQG-HCM. Một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển của ĐHQG-HCM đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030 là thành lập Trường ĐH Khoa học Sức khỏe. Hiện nay, Khoa Y đã có đủ nguồn lực để phát triển thành một trường đại học. Cụ thể, Khoa Y đã và đang mở rộng đào tạo với 5 ngành học: Y khoa, Dược học, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền, Điều dưỡng và hơn 1.500 sinh viên học tập. Ngày 7/10, Khoa Y nhận được quyết định của Bộ Y tế giao cho Khoa Y đào tạo BS nội trú chuyên ngành ngoại khoa và chuyên khoa cấp 1 các chuyên ngành: ngoại khoa, tai mũi họng, nhi khoa, sản phụ khoa bắt đầu từ năm học này.

    Bên cạnh đó, nguồn lực giảng viên cơ hữu của Khoa gồm trên 150 người (trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 77%) cùng hơn 200 giảng viên thỉnh giảng và đội ngũ cán bộ quản lý. Giảng viên tham gia giảng dạy tại Khoa Y ĐHQG-HCM là các chuyên gia đầu ngành và từng là lãnh đạo sở, trường, bệnh viện; chủ tịch, phó chủ tịch các hội chuyên môn ngành, các hội đồng chức danh ngành.

    Về cơ sở vật chất, Khoa Y đang sử dụng hệ thống cơ sở vật chất riêng đó là tòa nhà hành chính YA1 và dùng chung của hệ thống ĐHQG-HCM tại Khu Đô thị ĐHQG-HCM như: khu giảng đường tại Nhà Điều hành ĐHQG; phòng thí nghiệm, giảng đường tại cơ sở Viện Môi trường và Tài nguyên. Trong thời gian tới, Khoa Y xúc tiến xây dựng các tòa nhà cho các ngành Y khoa, Dược, Nha. Đây chính là nguồn lực cần thiết mà chúng tôi đã có được trên lộ trình phát triển Trường ĐH Khoa học Sức khỏe.

    * Để phát triển thành một trường đại học, Khoa Y ĐHQG-HCM có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn nào, thưa ông?

    - Về chủ trương, Khoa Y được hỗ trợ rất lớn từ ĐHQG-HCM, đây là điều cơ bản và then chốt. Ngoài ra, lực lượng giảng viên của Khoa Y được đào tạo từ các trường đại học nổi tiếng tại Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, New Zealand, Pháp, Úc,… Họ là những giảng viên giàu năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học, thấm nhuần văn hóa nghiên cứu, văn hóa đại học của thế giới và đã thiết lập sẵn các mối quan hệ hợp tác với các viện - trường, nhà khoa học quốc tế.

    Khoa Y còn thừa hưởng cơ sở vật chất hiện đại, khu thực hành tiền lâm sàng cùng đội ngũ giảng viên trình độ cao ở các bệnh viện hàng đầu đã ký hợp đồng liên kết đào tạo như các bệnh viện Thống Nhất, Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, Từ Dũ, Bình Dân, Nhi đồng 1,... Sau khi được thành lập, Trường ĐH Khoa học Sức khỏe sẽ có cơ sở đầu tư mới, đồng bộ theo mô hình trường - viện tại Khu Đô thị ĐHQG-HCM.

    Tuy nhiên, sự chuyển tiếp từ khoa lên trường vẫn gặp những khó khăn nhất định. Trong đó, việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý giữ vai trò hết sức quan trọng. Điều này đòi hỏi phải có những bước đi cụ thể và thận trọng nhằm tạo nền tảng vững chắc cho toàn bộ hoạt động hiện tại của Khoa Y và của Trường ĐH Khoa học Sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn đầu chuyển tiếp từ khoa sang trường.

    Phát triển chương trình đào tạo đa ngành

    Quy hoạch tổng thể dự án trường ĐH Khoa học Sức khỏe và Bệnh viện thực hành ĐHQG-HCM. Nguồn: KHOA Y

    * Là một trường đại học, Trường ĐH Khoa học Sức khỏe sẽ xác lập tầm nhìn, sứ mệnh và những giá trị cốt lõi nào, thưa ông?

    - Trường ĐH Khoa học Sức khỏe ra đời với sứ mệnh là trường đại học thành viên của hệ thống ĐHQG-HCM và hoạt động theo mô hình trường - viện. Trường sẽ vận dụng các thế mạnh về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và khoa học quản lý trong hệ thống ĐHQG-HCM để tạo những sản phẩm về đào tạo và nghiên cứu khoa học mang đặc thù của ĐHQG-HCM đồng thời đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho người dân.

    Trường sẽ phát triển nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo các lĩnh vực có nhu cầu cao của khoa học sức khỏe, gồm y học (bệnh học, điều trị học), dược học (nghiên cứu và phát triển thuốc), công nghệ và kỹ thuật y học hiện đại (công nghệ y sinh học phân tử - tế bào, kỹ thuật xét nghiệm, kỹ thuật hình ảnh y học, thiết bị và vật liệu y sinh…); kết hợp nghiên cứu và triển khai ứng dụng các sản phẩm khoa học liên ngành sẵn có ở ĐHQG-HCM như khoa học và công nghệ y - sinh phân tử - tế bào - miễn dịch, công nghệ nano, vật liệu, công nghệ thông tin,… Bên cạnh đó, trường còn tham gia tư vấn các vấn đề chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển khoa học sức khỏe cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ khoa học - công nghệ lĩnh vực y tế.

    * Được biết, Trường ĐH Khoa học Sức khỏe sẽ phát triển theo mô hình trường - viện. Ông cho biết thêm về mô hình này?

    - Điểm đặc biệt của đào tạo khối ngành sức khỏe là phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý thuyết khoa học và thực hành lâm sàng. Sinh viên phải được làm quen với cuộc sống bệnh viện, môi trường thực tế; phải mang trên vai ý thức về trách nhiệm ngành nghề ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, mô hình trường - viện là một mô hình tất yếu để tạo điều kiện thuận tiện cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu, thực hành của khối ngành sức khỏe.

    Bệnh viện ĐHQG-HCM với kỳ vọng sẽ là cơ sở thực hành chính của Trường ĐH Khoa học Sức khỏe. Đây là bệnh viện có quy mô 500 giường, được đầu tư theo Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện thực hành ĐHQG-HCM. Đây sẽ bệnh viện đa khoa hạng 1 và phấn đấu sau 10-15 năm trở thành bệnh viện hạng đặc biệt, thuộc tuyến chuyên môn cao nhất về khám, chữa bệnh đa khoa của TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

    * Là người tham gia xây dựng và phát triển Khoa Y ngay từ những ngày đầu thành lập, ông gửi gắm những kỳ vọng gì về ngôi trường đại học trong tương lai này?

    - Tôi mong muốn rằng Trường ĐH Khoa học Sức khỏe sẽ đáp ứng mô hình đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, có tính tự chủ cao của ĐHQG-HCM. Trong tương lai, Trường ĐH Khoa học Sức khỏe sẽ liên kết 8 trường đại học thành viên khác của ĐHQG-HCM, là địa chỉ gần như duy nhất cho phép phát triển các chương trình đào tạo đa ngành như quản trị bệnh viện (phối hợp Trường ĐH Kinh tế - Luật,…), công nghệ thông tin trong chăm sóc sức khỏe (phối hợp Trường ĐH Công nghệ Thông tin,…), vật lý y khoa (phối hợp các trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Bách Khoa, Quốc Tế,…), tâm lý học lâm sàng (phối hợp Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn),…

    Thành lập vào năm 2009, Khoa Y ĐHQG-HCM là cơ sở đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe, theo mô hình trường học - bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

    Hiện Khoa Y ĐHQG-HCM có 145 giảng viên cơ hữu, 26 chuyên gia đầu ngành kiêm nhiệm và hơn 200 bác sĩ, dược sĩ thỉnh giảng thực hành. Tính đến trước khóa tuyển sinh năm 2021, Khoa Y đã đào tạo 1.137 sinh viên thuộc 3 ngành Y khoa, Dược học và Răng Hàm Mặt.

    Từ năm 2022, Khoa Y ĐHQG-HCM tuyển sinh 2 ngành mới là Y học cổ truyền và Điều dưỡng. Cũng trong năm này, Khoa Y đã hoàn tất thẩm định 5 ngành đào tạo sau đại học là Bác sĩ nội trú, Chuyên khoa cấp 1 Ngoại khoa, Chuyên khoa cấp 1 Tai Mũi Họng, Chuyên khoa cấp 1 Nhi khoa và Chuyên khoa cấp 1 Sản phụ khoa.

    PHIÊN AN - LÝ SƯƠNG

     

    Hãy là người bình luận đầu tiên