cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Hoạt động sinh viên và cộng đồng

Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM đăng cai chung kết Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài

  • 01/12/2023
  • Sáng 1/12, tại Hội trường Trần Chí Đáo ĐHQG-HCM, Bộ GD&ĐT phối hợp Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM tổ chức vòng chung kết toàn quốc cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam năm 2023, với màn tranh tài của 12 đội thi xuất sắc nhất.

    Ông Nguyễn Văn Phúc - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM, ông Phan Anh Sơn - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, ông Ono Masuo - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM, đại diện các Lãnh sự quán Lào, Campuchia tại TP.HCM, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, đã đến dự.

    Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu khai mạc vòng chung kết. Ảnh: Lê Hoài

    Dạy tiếng Việt còn là quảng bá văn hóa

    Phát biểu mở đầu cuộc thi, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết sau hơn 3 tháng phát động, cuộc thi diễn ra vòng thi sơ khảo tại ba khu vực Bắc, Trung, Nam với hơn 600 lưu học sinh từ 15 quốc gia đang học tập tại 63 cơ sở đào tạo ở Việt Nam. Vòng chung kết có sự tham dự 12 đội thi đến từ Australia, Pháp, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc... Đây là năm đầu tiên cuộc thi được Bộ GD&ĐT tổ chức trên quy mô toàn quốc.

    Theo thống kê, hiện có khoảng 22.000 lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại hơn 160 cơ sở đào tạo của Việt Nam. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam tiếp nhận, đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bộ GD&ĐT xác định yếu tố then chốt quyết định chất lượng giảng dạy, học tập của lưu học sinh tại Việt Nam là trình độ tiếng Việt. Vì vậy, việc nâng cao năng lực tiếng Việt luôn được xem là một nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt trong quá trình đào tạo tại tất cả cơ sở giáo dục trên toàn quốc.

    Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhận định tiếng Việt là cầu nối quan trọng gắn kết quê hương, đất nước với bạn bè quốc tế. Cuộc thi nhằm tạo điều kiện cho lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam được giao lưu, thi đua học tập, tạo động lực cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Việt. Đồng thời, với chủ đề “Việt Nam trong tôi”, cuộc thi góp phần quảng bá giáo dục, văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

     “Việc dạy và học tiếng Việt không chỉ là giảng dạy ngôn ngữ, trang bị công cụ tiếp thu kiến thức mà còn là quảng bá văn hóa, lan tỏa bản sắc dân tộc và nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa cho lưu học sinh đang học tại Việt Nam nói riêng, người nước ngoài và những người yêu thích ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam nói chung” - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT giải thích.

    PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, cho biết tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Ảnh: Lý Nguyên

    Ngày càng nhiều người nước ngoài học tiếng Việt

    Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM là đơn vị đăng cai vòng sơ khảo khu vực phía Nam (ngày 10/11) và vòng chung kết toàn quốc. Trường có số lượng sinh viên quốc tế đông nhất khu vực phía Nam, đón khoảng 1.000 lưu học sinh từ 90 quốc gia và vùng lãnh thổ mỗi năm. Trường có lịch sử đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài hơn 25 năm (Khoa Việt Nam học chính thức thành lập năm 1998), số lượng học viên đăng ký tham gia các khóa học tiếng Việt lên đến hơn 2.500 lượt mỗi năm.

    Với bề dày kinh nghiệm, Trường ĐH KHXH&NV là một trong những đơn vị uy tín nhất trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở khu vực phía Nam hiện nay. PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Nhà trường, khẳng định tiếng Việt và văn hóa Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế, được nhiều người nước ngoài yêu thích và tìm hiểu, theo học. Tiếng Việt cũng đã trở thành một trong những môn ngoại ngữ được giảng dạy tại nhiều cơ sở giáo dục ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

    “Hy vọng rằng qua cuộc thi này, chúng ta sẽ cùng kết nối, hợp tác tốt đẹp hơn nữa, không chỉ trong các cuộc thi hùng biện tiếng Việt mà còn ở các khía cạnh khác liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng” - Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV chia sẻ với các lưu học sinh.

    Với hình thức thi hùng biện, tại vòng chung kết toàn quốc, các đội thi có 7 phút cho phần trình bày của mình. Các bài thi kết hợp độc đáo giữa thuyết trình và các hình thức diễn xướng như hát, ngâm thơ, đọc ca dao, diễn kịch bằng tiếng Việt. Các lưu học sinh đã gây ấn tượng bởi năng lực sử dụng tiếng Việt thuần thục và thể hiện các trang phục Việt Nam, trình bày hiểu biết sâu rộng về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.

    Kết quả chung cuộc, đội thi Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG Hà Nội đoạt giải Nhất, 2 giải Nhì thuộc về đội thi Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên và Trường ĐH Cửu Long. 3 giải Ba xướng tên đội thi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM. 6 giải Khuyến khích trao cho Trường ĐH Y khoa Vinh, Trường Hữu Nghị 80, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Kiên Giang, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

    Các đội trình bày phần thi đặc sắc trong 7 phút. Ảnh: Lý Nguyên

    LÊ HOÀI

    Hãy là người bình luận đầu tiên