cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực y tế: Tiềm năng cần được phát triển

  • 12/06/2019
  • Đó là nhận định của PGS.TS Vũ Hải Quân - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, tại Hội thảo Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng trong khoa học sức khỏe do Trường ĐH Quốc Tế phối hợp với Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tổ chức ngày 20/3.

    PGS.TS Vũ Hải Quân - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: MC

    Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 đại biểu là nhà khoa học, giảng viên, sinh viên trong và ngoài nước. TS Nguyễn Thị Hiệp - Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Y Sinh, Trưởng Ban tổ chức hội thảo, cho biết hội thảo nhằm giới thiệu những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vào việc chăm sóc sức khỏe, đồng thời kết nối và xây dựng một cộng đồng gồm những chuyên gia trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này ở Việt Nam.

    Nhiều đề tài ứng dụng có độ chính xác cao

    Trong báo cáo Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho phân đoạn và phân loại ảnh y tế, TS Trần Minh Triết - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, cùng các sinh viên đã giới thiệu các ứng dụng của AI trong phân loại và phân vùng ảnh y tế, trong đó nổi bật là ứng dụng tự xác định nhân, phân vùng và đếm tế bào trên ảnh mô bệnh học.

    Bạn Tôn Thất Vĩnh - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, cho biết: “Nhóm mình nghiên cứu vấn đề này để có thể tìm ra và xác định được vị trí các nhân tế bào trong ảnh y khoa, từ đó đưa ra báo cáo định lượng phục vụ y học”.

    TS Trần Minh Quân - Phòng Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo Cinnamon A.I. Lab, trình bày đề tài nghiên cứu sử dụng Adversarial Network - thuật toán giúp đem lại chất lượng hình ảnh cao từ những ảnh có độ phân giải thấp. Theo TS Quân, ứng dụng trên giúp giảm thiểu thời gian chụp ảnh (như trong MRI) nhưng vẫn thu được hình ảnh có chất lượng cao phục vụ chẩn đoán và trị bệnh.

    TS Trần Minh Triết - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, trình bày báo cáo. Ảnh: MC

    Giới thiệu hướng nghiên cứu mới - Đồ thị tri thức về y tế, TS Ngô Quốc Hưng - Trưởng nhóm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, Công ty AINOVATION, cho biết Đồ thị tri thức về y tế (Health Knowledge Graph) được xây dựng từ bệnh án điện tử bằng các phương pháp học máy (machine learning). Lĩnh vực nghiên cứu này giúp thiết lập mối quan hệ giữa các bệnh, triệu chứng, phác đồ điều trị và diễn biến bệnh tự động từ dữ liệu, qua đó mở ra tiềm năng lớn trong việc tự chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như đào tạo và đánh giá các bác sĩ qua chương trình online.

    Các đại biểu còn nghe báo cáo Mắt như là cửa sổ về sức khỏe của con người (Cô Yanka Hwawon Yang - Công ty Medi Whale, Hàn Quốc) và Ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho chẩn đoán các bệnh về mắt (TS Ngô Thanh Hoàn - Phó Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Y sinh Trường ĐH Quốc Tế và Kỹ sư Nguyễn Ngọc Quang - Bệnh viện mắt Cao Thắng). Trong đó, TS Ngô Thanh Hoàn công bố những thành tựu đạt được của nhóm nghiên cứu tại Bộ môn Kỹ thuật Y Sinh trong việc phát triển hệ thống chẩn đoán các bệnh lý về đáy mắt với độ chính xác và độ nhạy cao cũng như hướng phát triển đề tài trong tương lai gần. “Sắp tới, nhóm sẽ nghiên cứu mở rộng số bệnh lý có thể chẩn đoán và kết hợp với bệnh án tạo thành hệ thống thông minh trợ giúp bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị” - TS Hoàn cho biết.

    “Cần có một hành lang pháp lý rõ ràng”

    Dưới sự điều hành của TS Ngô Thanh Hoàn, các diễn giả thảo luận về tiềm năng và thách thức của việc nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

    TS Trần Minh Triết đề cập sự cần thiết trong việc hợp tác không chỉ giữa các trường đại học và viện nghiên cứu mà còn với các bệnh viện và doanh nghiệp để phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, trong đó ông nhấn mạnh đến vai trò đào tạo. “Việc hợp tác cùng phát triển không chỉ đem lại nguồn dữ liệu dồi dào mà còn là nguồn tri thức phong phú” - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN nói. Theo TS Triết, phải làm thế nào để các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo và chuyên gia đến từ các lĩnh vực khác hiểu nhau để cùng hợp tác phát triển. Đặc biệt, TS Triết cho rằng cần có một hành lang pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện cho việc thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu của bệnh nhân để huấn luyện các hệ thống thông minh đồng thời vẫn đảm bảo quyền riêng tư và an toàn về dữ liệu cho bệnh nhân.

    Đồng tình với ý kiến của TS Triết, TS Trần Minh Quân bổ sung rằng để phát triển trí tuệ nhân tạo, sự đầu tư và ủng hộ từ nhà nước để tạo lập các hệ thống tự động một cách thông minh là rất quan trọng. Theo TS Quân, người có gần 10 năm học tập và nghiên cứu tại Hàn Quốc, hiện nay Hàn Quốc cũng đang đầu tư rất mạnh cho nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, các công ty quốc doanh, tư nhân đều nhận được rất nhiều sự quan tâm và hỗ trợ về mặt chính sách cũng như nguồn lực có liên quan từ chính phủ. 

    GS.TS Võ Văn Tới - nguyên Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Y Sinh (góc trái) trao đổi với các đại biểu.Ảnh: MC

    Liên quan việc đào tạo nhân lực về trí tuệ nhân tạo, TS Ngô Quốc Hưng - người có nhiều năm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tại Đức, cho rằng nên đào tạo về trí tuệ nhân tạo từ bậc trung học phổ thông hoặc sớm hơn, nhằm giúp các em học sinh có sự chuẩn bị tốt hơn trong việc tiếp thu, ứng dụng và nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trong tương lai.

    Các diễn giả nhất trí rằng cần có những đầu tư từ nhà nước để các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo có thể tụ họp và xây dựng chiến lược phát triển đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống.  

    Phát biểu bế mạc hội thảo, GS.TS Võ Văn Tới - nguyên Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Y Sinh, ghi nhận những thành công bước đầu của các đề tài sử dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế. Giáo sư Tới mong muốn Bộ môn sẽ đầu tư và phát triển mạnh hướng nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực Y Sinh.

    ĐOÀN CHÂU (Bản tin ĐHQG-HCM số 194)

    Hãy là người bình luận đầu tiên