cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Hoạt động sinh viên và cộng đồng

Văn học trẻ tiếp tục suy tư về khát vọng sống

  • 09/01/2024
  • Đó là đánh giá của nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, Trưởng Ban chung khảo Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM lần II - năm 2023, tại Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi diễn ra chiều 9/1 tại Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM cơ sở Đinh Tiên Hoàng (Q1).

    Sau gần 8 tháng tổ chức, Giải thưởng Văn học trẻ năm 2023 nhận được 619 tác phẩm dự thi của 357 học sinh, sinh viên từ 70 trường đại học, 60 trường THPT trên toàn quốc. Ban tổ chức đã vinh danh và trao giải cho 25 tác phẩm xuất sắc ở 3 thể loại tản văn, truyện ngắn và thơ, với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng.

    PGS.TS Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, phát biểu tại buổi lễ.

    Màu sắc hiện sinh lan tỏa trên nhiều tác phẩm

    Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, nhận xét cuộc thi góp phần khơi dậy và phát huy năng lực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của học sinh, sinh viên. Đây vừa là sân chơi sáng tạo tinh thần giàu ý nghĩa, vừa là diễn đàn để học sinh, sinh viên thể hiện thông điệp nhân văn, trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, qua đó góp phần lan tỏa nhận thức và tình cảm tích cực đến giới trẻ cũng như toàn xã hội.

    Các tác phẩm dự thi phản ánh tư tưởng, tình cảm, trải nghiệm của người viết, phản ánh cuộc sống xã hội, tình hình đất nước, những vấn đề liên quan dân tộc và nhân loại… Bên cạnh đó, thể hiện niềm tin yêu cuộc sống, những khát vọng của giới trẻ về một viễn tượng đẹp đẽ. Trong số 25 tác phẩm đoạt giải, có 11 tác phẩm là của sinh viên ĐHQG-HCM.

    Giữ vai trò Trưởng Ban chung khảo cuộc thi, nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, cho biết ngoài những cây bút đã đoạt giải ở lần I vẫn tràn đầy ý tưởng sáng tạo, Giải thưởng Văn học trẻ lần II đã xuất hiện thêm những cây bút đầy hứa hẹn.

    “Điều đem lại ý nghĩa sâu sắc và thật sự vui mừng nhất ở Giải thưởng Văn học trẻ là các tác giả đều phát huy được thế mạnh thanh xuân của mình, đó là sự khước từ những ngôn từ dễ dãi và những ý tưởng rập khuôn. Họ theo đuổi một tinh thần khác, ngay cả khi viết về những đề tại quen thuộc” - Trưởng Ban chung khảo nhận xét.

    Theo nhà văn Trịnh Bích Ngân, xét trên tổng thể, không khó để nhận ra màu sắc hiện sinh lan tỏa trên nhiều tác phẩm trong Giải thưởng Văn học trẻ lần II. Các tác giả trẻ không ngần ngại mổ xẻ những hoang mang, những rối bời, những trắc ẩn từ bản thân, để làm sáng tỏ ý nghĩa tồn tại của con người trên cõi nhân gian.

    Nhà văn Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, Trưởng Ban chung khảo, nêu đánh giá chuyên môn về các tác phẩm.

    Những tiếng nói mới mẻ và chân thành

    Đoạt giải Nhất thể loại tản văn với tác phẩm Những đường thẳng không người kẻ kể về những “đường thẳng phân ranh” giữa người với người, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, tác giả Trần Trọng Đoàn (bút danh Thụy Khải) - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết ý tưởng đã tồn tại trong đầu suốt một khoảng thời gian dài dưới dạng “văn bản tưởng tượng”. Đó là những suy nghĩ chợt hiện lên trong quá trình sống, học hành, chứng kiến, phóng rộng từ điểm nhìn cá nhân sang một góc nhìn rộng hơn, giúp tác giả trẻ dần dần hoàn thành văn bản. Tác giả viết:

    “Lấy một điểm nhìn rộng hơn, tôi chợt tưởng tượng thế giới này là một bức tranh chằng chịt những đường kẻ, ranh giới không chỉ hiển hiện giữa cá nhân với cá nhân, mà giữa cộng đồng này với cộng đồng khác; thậm chí ngoài đường biên giới phân chia phần cứng lãnh thổ, còn có những đường biên vô hình trong tâm thức các dân tộc khác nhau. Một số đường thẳng là sự khu biệt để tạo sự riêng tư, tính đa dạng và độc đáo. Tôn trọng những đường thẳng ấy của người khác, dân tộc khác, cộng đồng khác, tôn giáo khác,... là nâng niu chính đường thẳng của mình. Nhưng tôi tin rằng, có những đường thẳng phải được xóa bỏ hoặc chí ít là nỗ lực làm mờ, đó là những đường thẳng được vẽ từ thứ mực đen hoài nghi, từ thứ mực đỏ thù ghét và vô vàn những động lực tăm tối khác đẩy con người đến tình thế đối kháng, nghi kị hoặc xa hơn là hủy diệt nhau”.

    Ở thể loại thơ, tác giả Lương Phan Huy Bảo (bút danh Phương Vỹ) - Trường ĐH Luật TP.HCM, với bài thơ Người lạ đoạt giải Nhất cũng khai thác suy tư về khoảng cách vô hình. Đó là khoảng cách giữa cha và con với một góc nhìn khác lạ, mở đầu bằng “Người lạ, cha của con”, rồi kể rõ hơn “Cha lạ như đại dương. Cha lạ như đồng quê. / Cha lạ như đêm vàng thành phố” và khép lại bằng nỗi hoài nghi “Tại sao, người lạ?”. Nhưng ẩn sau đó, độc giả thấy được niềm mong muốn được gần gũi với cha hơn.

    Huy Bảo cho biết đa số sáng tác của mình lấy cảm hứng từ những người bạn xung quanh. Với bài thơ Người lạ, tác giả trẻ cho biết đã khai thác một phần câu chuyện của bản thân và nhiều câu chuyện của người khác, từ đó dùng một giọng kể thống nhất để tạo được mạch thơ.

    Tác giả Trần Văn Thiên - Trường ĐH Y Dược TP.HCM, gây ấn tượng với Ban giám khảo khi đoạt giải cao ở cả 2 lần tổ chức Giải thưởng Văn học trẻ với cả 3 thể loại. Thiên giành giải Nhất thể loại thơ ở lần I - năm 2022, và giành “cú đúp” giải Nhất truyện ngắn dành cho tác phẩm Cánh từ bi lặng im và giải Nhì tản văn dành cho tác phẩm Rễ của sông ở lần II - năm 2023. Chàng tân bác sĩ cho biết mình xuất phát từ thơ và sau này mới viết văn, nên chất thơ vẫn thấm đẫm trong tản văn và truyện ngắn.

    Nhà văn Trịnh Bích Ngân đánh giá truyện ngắn Cánh từ bi lặng im đưa người đọc vào một miền ngổn ngang của những dằn vặt, những bịn rịn và những lưu luyến, phơi bày nghẹn đắng của kiếp người. Còn tản văn Rễ của sông là sự khám phá chiều sâu ở cả lớp trầm tích không chỉ của một con sông.

    Trưởng Ban chung khảo khẳng định Giải thưởng Văn học trẻ lần II đã có sự thành công nhất định, khi cuộc thi đã nghe được những tiếng nói mới mẻ và chân thành về “sự bền bỉ của lương tri trên hành trình vượt nhọc nhằn chông gai đi tới ngày mai”.

    Giao lưu với 3 tác giả trẻ đoạt giải Nhất ở 3 thể loại năm 2023.

    Bài, ảnh:  LÊ HOÀI

    Hãy là người bình luận đầu tiên