cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Sinh viên ĐHQG-HCM

Gương sáng sinh viên về tinh thần vượt khó: “Không phí phạm thời gian vào những điều vô ích”

  • 22/12/2023
  • “Mình không muốn dùng hoàn cảnh gia đình để bao biện cho bản thân mỗi khi nỗ lực chưa đủ” - tâm niệm như vậy nên Đặng Thanh Bình chưa từng than phiền về những khó khăn mình trải qua hay mong chờ nhận được sự ưu tiên của mọi người.

    Lớn lên trong cảnh túng thiếu và bị ám ảnh bởi những trận đòn roi của ba nhưng Đặng Thanh Bình - sinh viên năm thứ 4, Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM, chưa bao giờ buông bỏ khát khao đến trường. Sự nỗ lực không ngừng của Thanh Bình trong thời gian qua đã được Trường ĐH KHXH&NV công nhận bằng danh hiệu Gương sáng sinh viên (GSSV) về tinh thần vượt khó học tập.

    Đặng Thanh Bình mong muốn làm hướng dẫn viên du lịch quốc tế trong tương lai. Ảnh: NVCC

    Muốn làm hướng dẫn viên du lịch quốc tế

    Năm Thanh Bình chào đời, vì nghèo đói, cả gia đình cậu đã di cư từ vùng chợ Sịa cũ (Thừa Thiên Huế) ra Nha Trang sinh sống. Ba chạy xích lô, mẹ làm phụ hồ, cắt cỏ, cả nhà 6 người sống trong căn chòi tạm bợ, thường xuyên bị ngập lụt - hoàn cảnh cũng không khá hơn là bao. Cái nghèo sinh ra bạo lực. Tuổi thơ của nam sinh sinh năm 2002 phải chịu đựng cảnh ba “rượu vào lời ra”, la mắng và xuống tay đánh đập 5 mẹ con.

    Nhiều lần việc học của Bình cũng bị gián đoạn, chỉ vì quan niệm “nghèo thì ở nhà quách cho xong” của ba. Nhưng chưa bao giờ cậu xao nhãng việc học. Bình học giỏi, những năm THCS còn thường đứng đầu lớp và nhận được học bổng nên mẹ và các anh chị đặt kỳ vọng vào cậu rất lớn.

    Thanh Bình kể: “Chị hai mất năm mình học lớp 3, sau đó đến năm lớp 11 thì ba cũng qua đời vì bệnh tiểu đường. Thời điểm ba mắc bệnh, mẹ phải bán tháo hết mọi thứ trong nhà để có tiền chữa trị cho ba. Cùng lúc đó, mẹ cũng phát hiện bản thân bị thoái hóa đốt sống lưng. Đó là khoảng thời gian cơ hàn nhất mà mình từng trải qua, đến cả chiếc xe đạp để đến trường cũng không còn”. 

    Sau những biến cố trong gia đình, nam sinh quê Thừa Thiên Huế càng nhận thức rõ rằng mình phải nỗ lực học tập, đậu đại học để thoát nghèo và bù đắp cho những tháng năm vất vả của mẹ.

    Là người năng động và luôn muốn mang đến năng lượng tích cực cho mọi người, Thanh Bình ước mơ trở thành một hướng dẫn viên du lịch quốc tế để giúp du khách hiểu hơn về các địa điểm du lịch tại Việt Nam. Đó là lý do Bình đặt nguyện vọng vào ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM. 

    Không may, kỳ thi năm đó, Bình không trúng tuyển vào ngành học yêu thích nên đã chọn ngành Hàn Quốc học.

    “Mình đã dốc toàn tâm toàn lực thi đậu đại học để chứng minh rằng bản thân không thua kém ai. Mình muốn trở thành người đầu tiên trong gia đình bước vào cánh cổng đại học để làm cho mẹ và anh chị tự hào. Thời điểm đó, mình tự dặn lòng là sẽ tìm mọi cách vừa học vừa làm để trang trải tiền học và sinh hoạt phí” - Thanh Bình bày tỏ.

    Trước ngày nhập học, Bình cùng mẹ “khăn gói” vào TP.HCM. Nam sinh cho biết mình không bao giờ quên cảnh tượng hai mẹ con ôm lỉnh kỉnh quần áo, sách vở, thau chậu… trong đêm mưa. Ngày tiễn mẹ ra bến xe, Bình chỉ mong mẹ về Nha Trang bình an, còn cậu sẽ tự lo liệu cho cuộc sống sinh viên của mình. 

    Anh Lê Thanh Bình - Chánh Văn phòng Hội Sinh viên TP.HCM, và chị Nguyễn Thị Ngọc Khánh - Bí thư Đoàn Trường KHXH&NV, trao giấy khen và học bổng cho Đặng Thanh Bình. Ảnh: Thu Thảo

    Không bao giờ than khó hay khổ

    Từ năm thứ nhất, bên cạnh làm thêm, Thanh Bình đã đặt lộ trình học tập, rèn luyện cho 4 năm đại học. Thông thường, Bình sẽ tranh thủ làm bài tập vào thời gian nghỉ trưa trên trường và buổi tối ở nhà, còn buổi chiều thì đi làm thêm. Nhờ có kế hoạch học tập hiệu quả nên nam sinh luôn duy trì điểm trung bình khoảng 8,9 điểm.

    Ngoài học tập, Bình còn tham gia các cuộc thi học thuật để tích lũy kiến thức và kiếm thêm thu nhập. Cậu từng gặt hái nhiều thành tích như giải Nhất cuộc thi Học thuật “Korea On U” mùa 2 do Đoàn Thanh niên Khoa Hàn Quốc học tổ chức; giải Khuyến khích cuộc thi Tìm hiểu các môn Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh - “Âm vang thời đại” năm 2023 do Ban Tuyên giáo Đoàn Thanh niên Trường ĐH KHXH&NV tổ chức; giải Khuyến khích Hội thi Olympic Các môn Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” năm 2023 do Thành đoàn TP.HCM tổ chức. 

    Thanh Bình còn là gương mặt năng nổ trong các chiến dịch Xuân Tình nguyện, Mùa hè Xanh và Tiếp sức mùa thi. Cậu bộc bạch: “Nhiều người quan niệm nhà nghèo thì lấy tiền đâu mà làm tình nguyện. Nhưng mình tâm niệm, gia đình mình đã mang ơn của rất nhiều người nên dù không có gì, mình vẫn muốn giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn hơn. Chưa kể, những đợt tham gia tình nguyện cũng giúp mình trau dồi kỹ năng lãnh đạo, quản lý tài chính, thuyết trình… và làm giàu thêm đời sống tinh thần”.

    Chính nhờ sự nổi bật trong nhiều khía cạnh mà Bình đã nhận được danh hiệu GSSV về tinh thần vượt khó học tập của Trường ĐH KHXH&NV. Nam sinh chia sẻ: “Mục đích của mình khi xét danh hiệu GSSV không phải để lấy về một chiếc cúp, hai bằng khen và một suất học bổng, mà mình muốn truyền động lực cho những bạn có hoàn cảnh tương tự. Mình hy vọng bản thân có thể trở thành ngọn đuốc dẫn đường để họ có động lực vươn tới tương lai tươi sáng hơn”.

    Theo Bình, đến khi nhận danh hiệu này thì bạn bè, thầy cô trong Khoa mới biết hoàn cảnh gia đình cậu. Vì thường ngày, nam sinh rất lạc quan, giàu năng lượng, luôn tích cực tham gia các hoạt động cũng như tiên phong trong việc nộp và gây quỹ cho các chiến dịch tình nguyện.

    “Mình không bao giờ than khó hay khổ vì mình biết bạn đồng học cũng có những áp lực riêng. Nhiều đêm mình trằn trọc không ngủ được vì cứ lo chuyện cơm áo gạo tiền, nhất là trước khi chiến dịch Mùa hè Xanh năm 2022 diễn ra. Đó cũng là lần đầu đảm nhận vai trò đội phó Đội hình chuyên Hàn Quốc học, nên mình sợ nếu không làm tốt thì mùa sau các bạn sẽ không quan tâm đến chiến dịch nữa” - Bình tâm tình. 

    Trước mắt, nam sinh sẽ thi chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK 5 và tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp, Bình dự định làm biên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoặc xin làm việc ở Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam trong hai năm. Khi xin được học bổng hoặc có đủ điều kiện tài chính, cậu sẽ học thạc sĩ tại Viện nghiên cứu Trung ương Hàn Quốc học (Hàn Quốc) để trau dồi kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc.

    Cuộc trò chuyện dần tới hồi kết. Chúng tôi hỏi Bình về việc chi tiêu hằng ngày. “Nói thật là tiền ăn không nhiều nên nhìn mình mới ốm trơ xương vậy nè” - dáng vẻ giản dị, hóm hỉnh và nụ cười rạng rỡ của Thanh Bình khi nói câu này đã khắc sâu trong tâm trí chúng tôi.

    Bình chiêm nghiệm: “Mình tự hào vì 3 năm qua, mình không phí phạm thời gian vào những điều vô ích mà luôn chỉn chu, cầu toàn trong mọi kế hoạch của bản thân. Mình luôn cố gắng không ngừng để được thầy cô, bạn bè ghi nhận là một sinh viên năng nổ, nhiệt huyết chứ không phải là một sinh viên nghèo”.

    HƯƠNG NHU - THU THẢO

    Danh hiệu là sự đền bù xứng đáng

    Cô Dương Thị Lệ - mẹ của Đặng Thanh Bình, cho biết cả gia đình rất hạnh phúc khi nghe Bình báo tin nhận được danh hiệu GSSV về tinh thần vượt khó học tập. Đây là sự đền bù xứng đáng cho những nỗ lực của cậu trong hơn 3 năm qua.

    “Bình ngoan lắm! Cứ đi học về là ngồi vào bàn học bài, rảnh thì giúp mẹ việc nhà. Nhà tôi rất tự hào vì Bình được học đại học. Có thông báo nhập học là mẹ con dắt tay nhau vào Sài Gòn ngay. Khắp xóm không ai là không biết con thi đậu vào một ngôi trường danh tiếng như Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM” - cô Lệ bộc bạch. 

    Cô Lệ mong con trai mình sẽ luôn hạnh phúc và giữ được sự hồn nhiên, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Gia đình luôn tin tưởng, ủng hộ mọi quyết định trong tương lai của Bình.

     

    Hãy là người bình luận đầu tiên