cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Hội thảo

Hội thảo thích ứng công tác đào tạo của ĐHQG-HCM với cuộc CMCN 4.0

  • 25/06/2017
  • Sáng 23/6, tại Nhà Điều hành, ĐHQG-HCM đã tổ chức hội thảo thích ứng công tác đào tạo của ĐHQG-HCM với cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0.


        Tham dự hội thảo có hơn 50 đại biểu là lãnh đạo ĐHQG-HCM, đại diện lãnh đạo các trường thành viên, các đơn vị trực thuộc, các phòng ban chức năng ĐHQG-HCM. PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐHQG-HCM chủ trì hội thảo.

        Hội thảo đã được nghe 5 báo cáo chính xoay quanh các nội dung về cuộc CMCN 4.0 và các hoạt động đào tạo ĐHQG-HCM cần làm để có các chương trình thích ứng với thời đại công nghiệp mới này.

        Báo cáo đề dẫn, PGS.TS Nguyễn Anh Thi - Giám đốc Khu Công nghệ Phần mềm cho biết cuộc CMCN lần IV đã tác động đến mọi mặt của con người và đến cách chúng ta vận hành các quốc gia, thành phố. Xu hướng học tập trong thời đại này là bên cạnh học truyền thống - có hình ảnh của người thầy - còn có cả học nhóm, học một mình qua mạng. Xu hướng này đòi hỏi sự đầu tư về hạ tầng CNTT, cải tiến phương pháp học và dạy, xây dựng tài nguyên trên mạng, hình thành khung pháp lý để có chứng chỉ cho người học.

        Cho rằng cuộc CMCN 4.0 đã tạo nên một khái niệm mới là giáo dục 4.0,  PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ - Trưởng Ban Đại học cho biết: “Giáo dục 4.0 được định nghĩa một cách tổng quát là giáo dục được phổ biến đến mọi nơi mà con người, sự vật và máy móc được kết nối để tạo ra việc học tập cá nhân. Hệ sinh thái mới này biến đổi tổ chức giáo dục thành một hệ sinh thái tạo ra sự đổi mới”.

        “Để thích ứng trong công tác đào tạo, ĐHQG-HCM cần đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo, khuyến khích học thông qua đồ án và cá nhân hóa việc học tập” - ông Vũ nói thêm.

        Chia sẻ về cuộc CMCN 4.0, PGS.TS Vũ Hải Quân - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN cho biết: “Kế từ đầu năm 2015, PTN Trí tuệ nhân tạo AILab đã được đầu tư phát triển thêm mảng công nghệ giáo dục. Với kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT trước đây, AILab dần định hình được lộ trình phát triển nhân lực KHCN thích ứng với CMCN 4.0 với 3 chặng đường: Xây dựng thí điểm mô hình câu lạc bộ; lan tỏa mô hình này đến các trường; chuẩn hóa lại chương trình đào tạo K12 và đại học”.

        Tại hội thảo, có nhiều vấn đề được các đại biểu quan tâm như cần chọn chương trình đào tạo nào để áp dụng đổi mới trước; áp dụng ở cấp đại học  hay sau đại học trước? Và liệu các môn khoa học xã hội như triết học cần có cách dạy như thế nào để thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0?

        Câu trả lời được nhiều đại biểu thống nhất là nên ưu tiên thay đổi các chương trình đào tạo gần hoặc gắn với CNTT và có thời gian đào tạo ngắn trước - tức các chương trình sau đại học - để nhanh biết kết quả và kịp thời chỉnh sửa phù hợp.

        Ở một khía cạnh khác, PGS.TS Huỳnh Quyền - Phó Trưởng Ban KHCN cho rằng ĐHQG-HCM cần tập trung vào những lĩnh vực mạnh của mình để đầu tư tạo bước đột phá. “Ban KHCN xác định 3 lĩnh vực chúng ta có thể phát triển để thích ứng với cuộc CMCN 4.0 là: công nghệ sinh học, CNTT và vi mạch” - ông Quyền nhấn mạnh.

        Kết luận hội thảo, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt đánh giá cao những ý kiến đóng góp cũng như các mô hình mới được đề xuất. Giám đốc ĐHQG-HCM nói: “Hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích, nhiều ý kiến tâm huyết. Các nội dung này sẽ được báo cáo tại  kỳ họp Hội đồng ĐHQG-HCM sắp đến”.

    PGS.TS Vũ Hải Quân - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN trình bày báo cáo.
    TS Huỳnh Quyền - Phó Trưởng Ban KHCN phát biểu.
    PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐHQG-HCM kết luận hội thảo.


    Tin, ảnh: ĐOÀN CHÂU
     

    Hãy là người bình luận đầu tiên