cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Y học

Cuộc chạy đua tiêm chủng vaccine với các biến chủng COVID mới

  • 09/08/2021
  • ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý
    Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM
    -----------

    Từ cuối năm 2020, các biến thể của virus gây ra COVID-19 là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng phát trở lại các ca lây nhiễm ở nhiều quốc gia OECD. Bằng phương pháp mô phỏng số lượng lây nhiễm hàng ngày ở tại các quốc gia OECD, nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc tiêm chủng trong hạn chế lây nhiễm và việc tiêm chủng vaccine nhanh chóng có thể thay thế cho các chính sách phong tỏa với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cần lưu ý rằng việc không tiêm phòng đầy đủ cho người dân có thể dẫn đến sự bùng phát trở lại của virus vào mùa đông.  

    Các biến thể của virus gây ra COVID-19, đặc biệt là biến chủng Anh hay còn gọi là biến thể Alpha, là một phần nguyên nhân chính sự bùng phát trở lại các ca lây nhiễm ở nhiều quốc gia OECD kể từ cuối năm 2020. Ảnh hưởng theo mùa cũng làm biến động tỷ lệ nhiễm virus. Theo ghi nhận gần đây, việc tiêm chủng đã phát huy tính hiệu quả trong việc hạn chế các ca lây nhiễm. Do đó, thay vì áp dụng các chính sách phong tỏa thì việc tiêm chủng vaccine sẽ là lựa chọn hiệu quả với mức chi phí thấp hơn (Gollier 2021).

    Bằng phương pháp mô phỏng số lượng lây nhiễm hàng ngày tại các quốc gia OECD dựa trên yếu tố ảnh hưởng, bao gồm chính sách ngăn chặn, chính sách y tế công, các ảnh hưởng theo mùa, mức độ phổ biến của các biến thể, tỷ lệ tiêm chủng cũng như các yếu tố khác đại diện cho những thay đổi hành vi và khả năng miễn dịch tự nhiên. Ngoài ra, nghiên cứu cùng xem xét đồng thời viec phối hợp giữa chính sách ngăn chặn với diễn biến GDP hàng tuần ở các nước OECD để nghiên cứu tác động của chúng đối với hoạt động kinh tế.

    Một số biến thể mới của virus được ước tính có thể tăng lượng lây nhiễm lên đến 50%. Hiệu ứng theo mùa cũng được phát hiện làm tăng lượng lây nhiễm vào mùa thu/đông, ở một số quốc gia, tỷ lệ này tăng đến 25% so với mùa hè. Các cú sốc này là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách vì chúng có xảy ra cùng một thời điểm và tác động mạnh chỉ trong vài tháng. Hai hiệu ứng kết hợp với nhau có khả năng tăng số lượng lây nhiễm lên đến 90%.

    Rất may, việc tiêm chủng được xem là có thể làm giảm đáng kể sự lây lan của virus Tỷ lệ tiêm vaccine toàn dân tương đương với hiệu quả đối ứng theo các mức độ can thiệp sau (xem Hình 1).

    •    7% dân số tương đương với đóng cửa hoàn toàn, yêu cầu mọi người không được ra khỏi nhà khi không cần thiết, hoặc cấm tụ tập nơi công cộng;
    •    15% dân số tương đương với việc đóng cửa tất cả trừ những nơi làm việc thiết yếu;
    •    20% dân số tương đương với việc đóng cửa tất cả trừ những nơi làm việc thiết yếu cũng như các phương tiện giao thông công cộng;
    •     50% dân số tương đương với việc áp dụng đồng thời tất cả các hạn chế trên cũng như đóng cửa toàn bộ biên giới quốc tế.

    Hình 1
     

     

    Mức độ tương quan giữa tác động dự kiến của các chính sách ngăn chặn và tỷ lệ phần trăm dân số được tiêm chủng đầy đủ

    Việc tiêm chủng không gây tổn hại đến hoạt động kinh tế như thực hiện chính sách phong tỏa. Ngược lại, tiêm chủng thúc đẩy các hoạt động thường ngày khi cho phép các chính sách phong tỏa được nới lỏng. Một số kịch bản khác nhau về sự xuất hiện của các biến thể COVID với tốc độ tiêm chủng.

    -    Trong kịch bản cơ sở không có các biến thể hoặc virus, cần có các chính sách ngăn chặn nghiêm ngặt để giữ hệ số lây nhiễm dưới 1. Tuy nhiên, tình hình trở nên đáng quan ngại bởi nhiều yếu tố bao gồm cả ảnh hưởng theo mùa, có khả năng đẩy hệ số lây nhiễm lên trên 1 và điều này dẫn đến tình trạng lây nhiễm tăng vọt.

    -    Một kịch bản khác giả định rằng biến thể Alpha trở nên chiếm ưu thế, dẫn đến khả năng lây truyền của vaccine tăng thêm 35%. Thống kê cho thấy chỉ 13% dân số được tiêm chủng đầy đủ (tương ứng với mức trung bình của OECD vào giữa tháng 5) nên hệ số lây nhiễm sẽ lớn hơn 1. Các nhà hoạch định chính sách sẽ phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn khi đưa ra chính sách ngăn chặn nghiêm ngặt hơn nữa. Ví dụ, các trường học có thể cần phải đóng cửa toàn bộ, điều này chỉ đủ để duy trì hệ số lây nhiễm dưới 1.

    -    Một kịch bản lạc quan hơn cho thấy việc triển khai vaccine nhanh chóng không chỉ tránh được việc áp dụng các chinh sách ngăn chặn nghiêm ngặt dù có sự hiện diện của biến thể Alpha mà còn cho phép nới lỏng dần dần. Ví dụ: với 40% dân số được tiêm chủng đầy đủ (gần bằng tỷ lệ ở Hoa Kỳ và Anh vào cuối tháng 5), không cần bắt buộc người dân phải ở nhà hoặc đóng cửa nơi làm việc và các hạn chế về tụ tập có thể bắt đầu được nới lỏng dan dan viec gian cach, một lợi ích bổ sung là GDP tăng thêm 4% so với kịch bản cơ sở.

    Các kịch bản phân tích cho thấy cần phải triển khai tiêm chủng nhanh chóng để bù đắp áp lực từ các biến thể lây nhiễm mà trên hết là để tránh tình trạnh lặp lại theo chu kỳ của các chính sách phong tỏa. Đối với những quốc gia hiện đang vào mùa hè, điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách cần cảnh giác trước việc suy giảm số lượng lây nhiễm vào mùa hè, vì đây chỉ là yếu tố mùa vụ của lây nhiễm. Nếu không tiêm chủng đủ tỷ lệ dân số thì hậu quả có thể là sự hồi sinh của virus vào mùa đông khi các yếu tố theo mùa đảo ngược.

     

    Hãy là người bình luận đầu tiên