Đề tài: Chính sách báo chí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1963 - 1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9229013
Họ và tên nghiên cứu sinh: Bế Thị Thắm
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Kiều Linh, TS. Hồ Sơn Diệp
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học KHXH&NV, cá cược thể thao trực tuyến là gì
.HCM
+ Tóm tắt nội dung luận án:
Thông tin - truyền thông là nhu cầu thiết yếu và là điều kiện sinh tồn của con người. Trong đó, báo chí là một trong những loại hình ra đời sớm và luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực này. Đối với một quốc gia, các chính sách, pháp luật về báo chí có vai trò là công cụ quản lý và điều hành mọi hoạt động báo chí, nhằm đảm bảo cho báo chí vận hành trong đúng phạm vi khuôn khổ và mục đích của nhà cầm quyền. Đồng thời, nền tảng pháp lý về báo chí còn là cơ sở quan trọng để nhận thức, đánh giá tính chất, mức độ tiến bộ, dân chủ, tự do của nền báo chí đó. Trong hơn 20 năm nắm quyền ở miền Nam Việt Nam (MNVN), báo chí là một vũ khí quan trọng, phục vụ cho mục đích chính trị của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH), do vậy, chính sách và phương cách quản lý báo chí là một trong những chiến lược hàng đầu nhằm đảm bảo cho báo chí thực hiện đúng và hiệu quả những mục đích này. Nghiên cứu luận án “Chính sách báo chí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1963-1975)” nhằm làm rõ chính sách báo chí và quá trình thực thi chính sách báo chí của nhà cầm quyền trong giai đoạn 1963-1975. Việc đặt vấn đề nghiên cứu về chính sách báo chí của chính quyền VNCH (11/1963 - 4/1975) còn là một cách tiếp cận cần thiết nhằm làm rõ bản chất của nền báo chí Việt ngữ ở MNVN dưới sự quản lý của chính quyền VNCH trước năm 1975. Bên cạnh đó, nghiên cứu lịch sử báo chí là một nội dung trong tổng thể nghiên cứu về lịch sử xã hội MNVN, trong đó, các nội dung thể hiện trên mặt báo, các văn bản quản lý báo chí do chính quyền VNCH ban hành có giá trị như một nguồn sử liệu quan trọng, vì vậy, nghiên cứu các văn bản này một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu còn góp phần giúp những người nghiên cứu có cách nhìn nhận về chế độ VNCH một cách đa chiều, đa diện hơn.
Luận án “Chính sách báo chí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1963-1975)” là công trình khoa học lịch sử nghiên cứu về chính sách báo chí và quá trình thực thi chính sách báo chí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1963-1975, được thực hiện trên cơ sở kế thừa những thành tựu về lý luận trong việc nghiên cứu lịch sử báo chí và chính sách báo chí của chính quyền VNCH ở MNVN. Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận án là phương pháp lịch sử, phương pháp logic và các phương pháp liên quan khác.
Thông qua 4 chương nghiên cứu, luận án đã trình bày cơ sở hình thành chính sách báo chí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, trong đó, làm rõ bối cảnh lịch sử, những yếu tố tác động, chi phối đến sự hình thành những chính sách đó; làm rõ nội dung và quá trình thực thi chính sách báo chí của chính quyền VNCH (1963-1975); đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả, đặc điểm và tác động của chính sách báo chí Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1963-1975.
+ Những kết quả chính của luận án:
1. Làm rõ cơ sở hình thành chính sách báo chí của chính quyền VNCH (1963-1975).
2. Làm rõ nội dung chính sách báo chí và quá trình triển khai thực hiện chính sách báo chí do chính quyền VNCH ban hành trong giai đoạn 1963-1975. Qua đó, góp phần làm rõ bản chất của chế độ VNCH.
3. Tìm ra đặc điểm, thuộc tính, quy luật vận động, phát triển của chính sách báo chí và nền báo chí VNCH (11/1963 - 4/1975).
4. Cung cấp những tiền đề khoa học mang tính gợi mở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về lịch sử báo chí Việt Nam và lịch sử MNVN trước 1975.
+ Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
1. Cung cấp tư liệu về chính sách báo chí của chính quyền VNCH (1963-1975).
2. Cung cấp thêm một tài liệu tham khảo cho những người quan tâm, nghiên cứu và giảng dạy lịch sử báo chí Việt Nam.
3. Góp thêm tư liệu và các góc nhìn cho việc nghiên cứu, hoàn thiện các công trình nghiên cứu về lịch sử VN nói chung và lịch sử báo chí ở MNVN nói riêng trong giai đoạn 1963-1975.
Hãy là người bình luận đầu tiên