cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Khoa học công nghệ

13 tỷ đồng tài trợ cho 3 dự án nghiên cứu của ĐHQG-HCM

  • 12/10/2020
  • 3 dự án của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Bách Khoa và Trường ĐH KHTN ĐHQG-HCM được Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF, Tập đoàn Vingroup tài trợ thông qua “Lễ ký kết tài trợ dự án Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ năm 2020” tổ chức tại Hà Nội, chiều 12/10.

    PGS. TS Lê Thị Kim Phụng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Lọc hóa dầu và PGS.TS Lê Văn Thăng - Trưởng phòng Khoa học, Công nghệ và Dự án đại diện Trường ĐH Bách Khoa ký kết với Quỹ Đổi mới sáng tạo. Nguồn: UT

    Theo đó, dự án “Phát triển kỹ thuật sản xuất vật liệu tính năng cao aerogel composite từ phụ phẩm nông nghiệp” của PGS. TS. Lê Thị Kim Phụng - Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM được tài trợ 5 tỷ đồng.

    Dự án “Tổng hợp màng điện cực polymer dạng ghép mạch và khâu mạch bằng kỹ thuật bức xạ ứng dụng trong pin nhiên liệu hydro” của TS Trần Duy Tập và dự án “Ứng dụng quy trình tổng hợp vật liệu điện cực từ vỏ trấu để sản xuất thử nghiệm pin sạc Li-ion 4 V dạng cúc áo (coin cell) và dạng túi (pouch cell)” của PGS.TS Lê Mỹ Loan Phụng cùng đến từ Trường ĐH KHTN ĐHQG-HCM được tài trợ lần lượt 2 tỷ đồng và 6 tỷ đồng.

    Để được lựa chọn, những dự án nhận tài trợ phải trải qua 3 vòng đánh giá, xét chọn của Hội đồng Khoa học dưới sự tư vấn từ hơn 50 giáo sư, tiến sĩ như: GS Đặng Đức Anh (Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW), GS Hồ Tú Bảo (Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán), GS Phan Thanh Sơn Nam (Trưởng khoa Hóa Học, Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM), GS Nông Văn Hải (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ), GS Đàm Thanh Sơn (ĐH Chicago)…

    Việc đánh giá dựa trên 5 bộ tiêu chí gồm: Mức độ cần thiết của đề tài; Năng lực nghiên cứu của tác giả, cơ sở vật chất của đơn vị thực hiện; Tính sáng tạo, ý nghĩa khoa học; Tác động tới kinh tế - xã hội; Tính thuyết phục của mục tiêu cũng như giá trị khoa học - công nghệ của sản phẩm, dịch vụ.

    28 dự án nhận tài trợ năm nay gồm 6 dự án công nghệ ứng dụng và 22 dự án khoa học công nghệ, 22 dự án này đến từ các ngành, lĩnh vực như Gen và tế bào; Khoa học máy tính; Trí tuệ nhân tạo; Tự động hóa; Năng lượng tái tạo; Vật liệu thế hệ mới… được lựa chọn từ 133 hồ sơ gửi về. Với suất tài trợ cao nhất lên tới 10 tỷ đồng, giải ngân sau 1 tháng ký hợp đồng, các nhà nghiên cứu sẽ có nguồn lực kịp thời để chi trả thực hiện dự án.

    PHAN ANH tổng hợp

    Hãy là người bình luận đầu tiên