cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Biến đổi văn hóa làng ở Việt Nam hiện nay

  • 23/03/2017
  • Chiều 23/3, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM tổ chức tọa đàm Nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng ở Việt Nam hiện nay do PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Viện Hàn lâm KHXH VN làm diễn giả.

        PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm cho biết biến đổi văn hóa là chủ đề nghiên cứu hiện được giới học giả trong nước quan tâm song vẫn chưa có công trình nào thật sự gây ảnh hưởng. Để có một công trình nghiên cứu có giá trị, người nghiên cứu không thể chỉ ngồi một chỗ xem lại những nghiên cứu đã có hay đến gặp ai đó trong làng để hỏi han, tìm hiểu. Theo bà, “Làng hiện nay không phải như làng trong công trình nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm, Trần Quốc Vượng. So với 10 năm, 20 năm về trước, làng Việt Nam đã có sự thay đổi một cách rõ rệt”.

        PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm chia sẻ bà không bao giờ khuyến khích các nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ bị áp lực về thời hạn khi nghiên cứu biến đổi văn hóa làng. Bà cũng phê phán sự sao chép, rập khuôn trong những công trình nghiên cứu gần đây. 

        “Trong các công trình nghiên cứu gửi về Viện thì hầu như các đề tài đều trùng lặp tới 87% những gì đã có trên mạng. Có nhiều người thậm chí sao chép nguyên bản những luận án đi trước, chỉ thay mỗi tên làng mà người khác nghiên cứu bằng tên làng của mình. Thực trạng - Nguyên nhân - Giải pháp từ lâu được xem như cấu trúc định sẵn không thể thay đổi. Nghiên cứu văn hóa làng là phải đưa ra một cái nhìn mới trên những tư tưởng đã lỗi thời. Cần phải phá bỏ tư duy rập khuôn, không đi theo mô hình định sẵn để từ đó vạch ra hướng nghiên cứu riêng của bản thân. Như vậy mới phát huy được tính sáng tạo trong nghiên cứu” - PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm cho biết.

        Kết thúc tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm nhấn mạnh: “Văn hóa được xem như một dòng chảy. Nghiên cứu văn hóa là nghiên cứu các bước chuyển động để đưa ra biện pháp phát triển kinh tế và chính trị phù hợp”.

    PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm trình bày tại tọa đàm.


    Tin, ảnh: NGỌC HUYỀN


     

    Hãy là người bình luận đầu tiên