Tên đề tài LATS: các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ: phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã oaxaca – blinder
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01
Họ tên NCS: Nguyễn Thanh Liêm Mã số NCS: NCS402011453
Người hướng dẫn khoa học: HD1/HDĐL: GS. TS. Nguyễn Thị Cành
HD2: TS. Dương Như Hùng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, cá cược thể thao trực tuyến là gì .HCM
1. TÓM TẮT LUẬN ÁN
Mục tiêu chính của luận án là thực hiện kiểm định tác động của các nhân tố đối với CTKHN DN niêm yết ở một số quốc gia đang phát triển ở ASEAN. Mục tiêu phụ là thực hiện kiểm định tác động của CTKHN đến hiệu quả các DN trên. Đầu tiên, luận án kiểm định tác động của các biến giải thích đối với CTKHN ở mức trung bình (nhóm giả thuyết 1) và ở các CTKHN ngắn hạn và dài hạn (nhóm giả thuyết 2.1 và 2.2). Các kết quả kiểm định nhóm giả thuyết 1 cho thấy bằng chứng ủng hộ lý thuyết rủi ro thanh khoản (đại diện bởi biến Thanh khoản và Tỷ lệ nợ), khớp kỳ hạn, chi phí người đại diện (liên quan đến quy mô), thuế và phát tín hiệu có ảnh hưởng đến CTKHN của DN ở mức trung bình.
Kết quả hồi quy phân vị đối với mẫu gồm toàn bộ DN cho thấy xu hướng chung là các DN ngần ngại vay nợ ngắn hạn khi có nhiều nợ ngắn hạn và giảm mức vay nợ dài hạn khi có nhiều nợ dài hạn. Tuy nhiên, kết quả chưa mạnh do một số biến không có ý nghĩa thống kê hoặc không phù hợp với kỳ vọng của giả thuyết 2.1 và 2.2. Điều này có thể do mẫu toàn bộ DN gồm cả các DN có nhiều HCTC, vốn ít có khả năng tiếp cận vốn nên có thể bị động hơn. Thật vậy, kết quả hồi quy phân vị cho từng nhóm DN ít và nhiều HCTC cho thấy, nhờ khả năng tiếp cận vốn dễ dàng hơn, các DN ít HCTC chủ động hơn trong việc lựa chọn CTKHN, và có hành vi phù hợp hơn với các giả thuyết 2.1 và 2.2 so với các DN nhiều HCTC.
Các nghiên cứu trước đây không thể hiện được cụ thể yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào trong việc chọn lựa CTKHN. Trong luận án này, yếu tố quan trọng hay không được xác định cụ thể bằng % đóng góp vào việc giải thích chênh lệch về CTKHN trung bình giữa hai nhóm DN có ít và nhiều HCTC. Tổng chênh lệch được chia nhỏ thành chênh lệch giải thích được và không giải thích được. Phân rã Oaxaca – Blinder cho thấy chênh lệch về giá trị trung bình của tỷ lệ nợ và quy mô (chênh lệch giải thích được) dẫn đến các DN có ít HCTC có CTKHN trung bình cao hơn. Chênh lệch không giải thích được chủ yếu là do các DN có các mức quan tâm khác nhau đối với các yếu tố khớp kỳ hạn tài sản và nợ, giảm rủi ro thanh khoản do việc tăng đòn bẩy tài chính gây ra, phát tín hiệu, định thời điểm và thuế. Nhờ định lượng được một cách cụ thể yếu tố nào quan trọng, các nhà quản trị DN hay cơ quan quan lý có thể tìm hướng để sử dụng CTKHN phù hợp hơn.
Cuối cùng, luận án thực hiện kiểm định vai trò của CTKHN đối với giá trị DN, một là nhằm thể hiện hướng tiếp cận hệ thống trong đánh giá các nhân tố ảnh hưởng CTKHN, và hai là lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về vai trò của CTKHN đối với hiệu quả DN. Luận án cung cấp bằng chứng cho thấy khi CTKHN ở dưới một ngưỡng nhất định (trung vị của mẫu), gia tăng CTKHN giúp nâng cao hiệu quả của DN, hàm ý rằng ở CTKHN ngắn hạn thì DN có rủi ro thanh khoản cao nên cần nợ dài hạn để xử lý rủi ro này. Qua một ngưỡng nhất định (trung vị của mẫu), gia tăng CTKHN không có lợi cho hiệu quả DN, hàm ý quá nhiều nợ dài hạn sẽ dẫn đến chi phí người đại diện tăng cao và có tác động tiêu cực đến giá trị DN.
2. NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, luận án là nghiên cứu đầu tiên về CTKHN không sử dụng giả định các yếu tố có tác động giữ nguyên ở các phân vị khác nhau của CTKHN DN tại các quốc gia đang phát triển. Kết quả cho thấy DN có các quan ngại khác nhau về rủi ro thanh khoản và chi phí người đại diện khi có các CTKHN khác nhau, nên tác động của các biến thay đổi.
Thứ hai, so với các DN có ít HCTC, các DN có nhiều HCTC gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nợ dài hạn khi có CTKHN ngắn hạn, đồng thời chịu chi phí người đại diện cao hơn khi có CKTHN dài hạn. Đóng góp mới tiếp theo của tác giả nằm ở việc định lượng cụ thể phần đóng góp của các yếu tố (được tính theo %), từ đó giúp thấy rõ yếu tố nào quan trọng để giúp DN có nhiều HCTC có thể sử dụng được nhiều nợ dài hạn hơn. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên vận dụng phương pháp phân rã Oaxaca – Blinder trong lĩnh vực CTKHN nói riêng và cấu trúc vốn nói chung.
Cuối cùng, luận án lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về tác động phi tuyến của CTKHN đến hiệu quả DN.
3. CÁC ỨNG DỤNG/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN HAY NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Luận án cung cấp các hàm ý thực tiễn cho các đối tượng là các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp. Luận án cũng cung cấp các vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu như các yếu tố liên quan đến quản trị DN như cơ cấu sở hữu, kiểm toán độc lập và nội bộ, đặc điểm của CEO (tuổi, giới tính, kinh nghiệm), nhằm đánh giá liệu các yếu tố này cũng có tác động khác nhau khi DN đang có nhiều nợ dài hạn hay ngắn hạn. Các nghiên cứu tương lai cũng có thể sử dụng thêm các thước đo khác để đại diện cho yếu tố hạn chế tài chính.
Hãy là người bình luận đầu tiên