cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

cá cược thể thao trực tuyến là gì - Sự kiện

Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam (1973-1975) - NCS. Hồ Thanh Tâm

  • 15/09/2023
  • Tên đề tài: Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam (1973-1975)
    Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
    Mã số: 9229011
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Hồ Thanh Tâm
    Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Minh Hồng - TS. Lê Phụng Hoàng
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học KHXH&NV (cá cược thể thao trực tuyến là gì . HCM)
    1. Tóm tắt nội dung luận án
    Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu có liên quan của các học giả trong và ngoài nước, khai thác các nguồn tài liệu gốc đáng tin cậy, dựa trên những phương pháp nghiên cứu chuyên ngành sử học, luận án đã trình bày một cách khoa học, hệ thống và toàn diện về Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam (1973-1975), cụ thể về mặt nội dung bao gồm: (1) Phân tích các nhân tố tác động dẫn đến sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973); (2) Xác định nội dung cơ bản trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973); (3) Phục dựng một cách khách quan, khoa học, toàn diện về quá trình triển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong giai đoạn 1973-1975 dưới thời kỳ của Tổng thống Richard Nixon (từ 01/1973 đến 8/1974 và Tổng thống Gerald Ford (từ 8/1974 đến 4/1975).
    2. Những kết quả của luận án
    (1) Với nội dung 1, Luận án đã làm rõ các nhân tố tác động dẫn đến sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973). Các nhân tố này được tác giả tiếp cận từ góc độ toàn cầu, cho thấy trong bối cảnh của thời kỳ Hòa hoãn Chiến tranh Lạnh (1961-1978), khi quan hệ giữa Hoa Kỳ với Liên Xô, Trung Quốc có những thay đổi lớn, phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam lan rộng đã dẫn đến sự thay đổi của các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ với cuộc chiến tranh phi nghĩa của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Tiếp cận từ góc độ quốc gia, về phía Hoa Kỳ là chính sách Việt Nam của chính phủ đang phải đối mặt trực tiếp với phong trào phản chiến rộng rãi của dân chúng, đặc biệt hơn là sự phản đối quyết liệt của Quốc hội Hoa Kỳ, khủng hoảng chính trị của vụ Watergate (1972-1974); về phía Việt Nam cộng hòa (VNCH), với những thất bại liên tiếp trên các chiến trường, cùng với việc VNCH phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn viện trợ của Hoa Kỳ nhưng không đem lại kết quả như mong muốn, chính quyền VNCH không được lòng dân chúng; trong khi đó tiếp cận từ Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) cho thấy chính phủ của họ nhận được niềm tin tuyệt đối từ dân chúng, được các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ủng hộ về vật chất, được các quốc gia trong Phong trào không liên kết và một số nhà nước tư bản ủng hộ bằng các phong trào đấu tranh. Những tố đó đã tác động mang tính quyết định đến việc thay đổi hoàn toàn chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ. Đó là quyết định rút lui với tên gọi “nền hòa bình trong danh dự”. Việc buộc phải ký kết Hiệp định Paris (01/1973) là khởi đầu cho quá trình thực thi chính sách này.  
    (2) Với Nội dung 2, người nghiên cứu đã làm rõ được nội dung cơ bản trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973-1975) với mục tiêu: Rút quân đội ra khỏi Việt Nam nhưng vẫn duy trì sự tồn tại của VNCH. Chính sách này được thực hiện với hai cột trụ là: (1) viện trợ kinh tế và quân sự để VNCH có thể tự chủ, (2) thuyết phục VNDCCH từ bỏ ý định lật đổ chế độ VNCH, bằng cả phương tiện răn đe, thuyết phục, kết hợp sử dụng áp lực ngoại giao quốc tế và các điều khoản trong chính Hiệp định Paris (1973). Chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ ở thời gian này dù có thay đổi những vẫn là sự tiếp tục triển khai học thuyết Nixon, không mâu thuẫn với mục tiêu xuyên suốt mà Hoa Kỳ đã triển khai từ năm 1954 là biến Việt Nam thành tiền đồn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan rộng ra khu vực Đông Nam Á.
    (3) Với Nội dung 3, Nghiên cứu sinh đã phục dựng một cách khách quan, toàn diện về quá trình triển khai chính sách này dưới thời kỳ của hai Tổng thống Hoa Kỳ là Tổng thống R. Nixon và Tổng thống G. Ford. Trong giai đoạn từ tháng 01/1973-8/1974, Tổng thống R. Nixon và H. Kissinger nỗ lực thực hiện các giải pháp đã hoạch định nhằm tạo dựng trạng thái “cân bằng Việt Nam” thông qua hoạt động kép là thuyết phục VNDCCH kiềm chế thực hiện kế hoạch giải phóng miền Nam và tạo những điều kiện thuận lợi để VNCH tồn tại lâu dài; từ giữa năm 1973, dưới tác động của vụ Watergate, Hoa Kỳ từng bước từ bỏ nỗ lực tạo lập trạng thái “cân bằng Việt Nam”. Sau khi Tổng thống Nixon từ chức (8/1974), Tổng thống G. Ford tiếp tục triển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong quãng thời gian 8/1974-4/1974 dựa trên cùng mục tiêu và các biện pháp mà chính quyền tiền nhiệm thực hiện dang dở, thể hiện qua hành động cam kết tiếp tục chính sách ủng hộ đối với VNCH, xác định một số chương trình viện trợ mới cho VNCH (10/1974-3/1975). Trong hoàn cảnh Quốc hội Hoa Kỳ đặt ra nhiều giới hạn về quyền lực Tổng thống, Tổng thống G. Ford đặt trọng tâm triển khai chính sách ở phương diện viện trợ tài chính để thuyết phục Quốc hội nhưng bất thành. Cuối tháng 3 - đầu tháng 4/1975, trước những thất bại liên tiếp của quân lực VNCH trên chiến trường, chính quyền Tổng thống G. Ford đã tập trung tìm kiếm mọi phương tiện để việc di tản người Mỹ và người Việt (mà phía Hoa Kỳ cho là cần thiết phải di tản) được diễn ra an toàn. Ngày 30/4/1975, cùng với sự sụp đổ của chế độ VNCH, Hoa Kỳ đã chấm dứt mọi dính líu ở Việt Nam (và Đông Dương). Chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ đã kết thúc với thất bại hoàn toàn.
    2. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    Được nghiên cứu dựa trên sự khai thác nguồn tài liệu gốc từ nhiều phía, luận án góp phần bổ sung trong nghiên cứu về giai đoạn kết thúc của chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam giai đoạn 1973-1975 từ góc độ của nhà nghiên cứu Việt Nam, góp phần giải thích được lý do cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975 đã thành công, kết thúc cuộc chiến tranh tại Việt Nam với sự thất bại của Hoa Kỳ. Luận án cũng góp thêm tài liệu tham khảo hữu ích, đáng tin cậy, phục vụ cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh tại Việt Nam, chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam; dạy - học Lịch sử của giáo viên, sinh viên, học sinh; cùng với các công trình nghiên cứu khác, luận án sẽ góp phần phục dựng hệ thống diễn trình chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ những liên hệ đầu tiên giữa hai quốc gia vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay.
    Liên quan đến Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam giai đoạn 1973-1975, các vấn đề sau vẫn cần tiếp tục nghiên cứu: (1) Tổng thống R. Nixon và Tổng thống G. Ford, trong khi đưa ra các cam kết với Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, có thực sự dự định thực hiện các hoạt động ném bom để ngăn chặn hoạt động viện trợ của VNDCCH cho cách mạng miền Nam Việt Nam (phương tiện “răn đe”) hay không?; (2) Tại sao chính quyền Nixon chỉ để Hiệp định Paris (1973) có giá trị đạo đức đối với Hoa Kỳ chứ không phải là cam kết pháp lý của Hoa Kỳ đối với VNCH, suy rộng ra, tại sao giữa Hoa Kỳ và VNCH không tồn tại Hiệp ước Phòng thủ chung như Hoa Kỳ đã thực hiện đối với các đồng minh châu Á khác, chẳng hạn Hàn Quốc, Đài Loan? … NCS mong muốn các kết quả của luận án sẽ góp phần tạo nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo dựa trên các nguồn tài liệu mới sẽ được tiếp tục được công bố trong tương lai.

    Tệp đính kèm:

    Hãy là người bình luận đầu tiên