cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Cơ chế phối hợp và đặt hàng nhiệm vụ chương trình Tây Nam bộ

  • 23/05/2015
  • Ngày 22/5 ĐHQG-HCM đã có buổi làm việc về cơ chế phối hợp và đặt hàng nhiệm vụ cho chương trình KH&CN Tây Nam bộ (chương trình Tây Nam bộ) tại tỉnh Bạc Liêu.

        Chương trình Tây Nam bộ được Chỉnh phủ giao cho ĐHQG-HCM và Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam đồng chủ trì. Chương trình kéo dài từ cuối năm 2014 tới 2019. Để thống nhất cơ chế phối hợp và đặt hàng cho chương trình, ĐHQG-HCM đã lắng nghe ý kiến của lãnh đạo và đại diện sở Khoa học và Công nghệ 13 tỉnh miền Tây, các đơn vị doanh nghiệp gắn bó với đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), các nhà khoa học cùng ngồi lại để thống nhất một cơ chế phối hợp chung.

    Đại diện lãnh dạo 13 tỉnh ĐBSCL, các doanh nghiệp tham dự hội nghị.

        Trong năm 2015, các tỉnh ĐBSCL đề xuất 13 đề tài chia nhỏ thành các lĩnh vực. Tại hội nghị, các đại biểu đều nhất trí tập trung vào làm một vấn đề của ĐBSCL kéo dài 5 năm để tạo ra hiệu quả nhất định.

        Ông Phan Văn Sáu, Bí thư Tỉnh ủy An Giang chia sẻ. Chương trình Tây Nam bộ cần phải đi vào thế mạnh của ĐBSCL là lúa, cá, tôm, trái cây và một số ngành mới như chăn nuôi. Sản phẩm thế mạnh hiện nay cũng là một điểm yếu của ĐBSCL. Sản xuất lúa nhưng giờ gặp phải vấn đề chất lượng, thương hiệu. Tôm lúc tốt, lúc xấu, lúc thừa, lúc dịch bệnh. Trái cây cũng tương tự như vậy. Chương trình Tây Nam Bộ đặt ra các chương trình phải đi vào những vấn đề này. Bên cạnh sản phẩm thế mạnh này còn là việc môi trường, biến đổi khí hậu. Muốn cạnh tranh với các nước khác sản xuất lúa không đi sâu vào KHCN về giống lúa, quy trình sản xuất thì sẽ không theo kịp.

        Ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cho rằng chọn những điểm mạnh cây con chủ lực của Tây Nam Bộ đưa KHCN vào chuỗi giá trị nâng cao năng suất và chất lượng. Áp dụng khoa học sau khi thu hoạch cực kỳ quan trọng. Đưa KHCN vào khâu bảo quản, như vậy câu chuyện được mùa mất giá sẽ không còn.

        Ngoài việc thảo luận về nội dung, chương trình cần thực hiện, hội nghị cũng đặt ra cơ chế phối hợp phù hợp. Ông Huỳnh Minh Chắc, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhận định chương trình Tây Nam bộ có 13 tỉnh cần có một vị nhạc trưởng điều hành liên kết phối hợp.

        Từ phía doanh nghiệp, ông Huỳnh Văn Thòn Tổng Giám đốc công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang chia sẻ về cơ chế phối hợp cùng với doanh nghiệp. Để tìm được cơ tìm được cơ chế phối hợp cùng với doanh nghiệp là điều cần thiết. Đơn cử mình cứ nói lúa thừa, cá thừa, được mùa mất giá. Theo quy luật cung cầu chỉ cần cái gì thừa thì giảm lại giá tự nhiên sẽ tăng nhưng không làm được. Chúng ta không có cơ chế, không ai chỉ huy. Mặc dù Tây Nam bộ cũng có hẳn một Phó Thủ tướng chỉ đạo nhưng phối hợp thì vẫn còn mênh mông. Có cơ chế phối hợp với doanh nghiệp, tỉnh này với tỉnh nh kia, có sự phối hợp tốt, bản thân nó đã giúp có đơn đặt hàng khả thi và lợi ích cho chúng ta rồi.

    PGS.TS Phan Thanh Bình Giám đốc ĐHQG-HCM, đồng chủ nhiệm chương trình chủ trì hội nghị.

        Kết luận tại hội nghị, PGS. TS Phan Thanh Bình Giám đốc ĐHQG-HCM, đồng chủ nhiệm chương trình nhấn mạnh bốn nội dung cơ bản của chương trình.

        Mô hình phát triển của ĐBSCL dựa hẳn vào nông nghiệp, đặt ra vấn đề ngông nghiệp công nghệ cao mang bản sắc của ĐBSCL khác các nơi khác. Điểm nhấn, công nghiệp như thế nào, dịch vụ ra sao, doanh nghiệp ở đây như thế nào mô hình phát triển cần tính tới; Tính tới chuỗi giá trị sản phẩm theo toàn bộ dựa vào nông nghiệp. Chọn ra một sản phẩm đi từ đầu tới cuối. Làm xong một chương trình bài bản, quy chuẩn sẽ có mô hình nhân ra rộng hơn; Xói lở trở thành vấn đề của ĐBSCL. Sông, biển đều xói lở đây là vấn đề lớn; Cân nhắc lại môi trường. Hai vấn đề ô nhiễm do sản xuất và sinh hoạt của đồng bằng. Thứ hai là nước, thủy lợi cần tính toán lại, kênh rạch như thế nào cho phù hợp.

        Kết thúc hội nghị, đoàn công tác đã thăm quan và học tập mô hình điện gió của tỉnh Bạc Liêu, mô hình nuôi tôm trong nhà kính. Đây là những mô hình thành công, áp dụng khoa học công nghệ cao.

    Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính của tập đoàn Việt Úc tại Bạc Liêu.

    Dự án điện gió tại Bạc Liêu. Ảnh: Thái Việt

    Hãy là người bình luận đầu tiên