cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Hoạt động sinh viên và cộng đồng

Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM: Cơ hội lớn để khởi nghiệp văn chương

  • 31/08/2022
  • Trong bối cảnh những sân chơi dành cho tài năng văn học trẻ ngày càng thu hẹp, Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM chính là nơi để học sinh, sinh viên trên cả nước thể hiện năng lực sáng tạo và bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình.

    Khi thẩm định một tác phẩm, ban giám khảo sẽ đặt ra những tiêu chí nào? Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM sẽ mở ra cơ hội gì cho hành trình sáng tác văn chương của học sinh, sinh viên? Bản tin ĐHQG-HCM đã có cuộc trao đổi với ban giám khảo và các thí sinh của cuộc thi để làm sáng tỏ những vấn đề trên.

     

    * PGS.TS Võ Văn Nhơn - Giảng viên cao cấp Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV

    Khởi đầu cho sự nghiệp văn chương nghiêm túc

     

    Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM rất phù hợp với xu hướng sáng tác hiện nay của giới trẻ khi hướng đến những thể loại phổ biến như tản văn, truyện ngắn, thơ. Các thể loại này đều yêu cầu dung lượng tương đối ngắn nên khá thuận lợi trong việc công bố và dễ tiếp cận đông đảo độc giả hơn. Trong thời đại kỹ thuật số và mạng xã hội này, người trẻ dễ bị thu hút vào hoạt động nghe, nhìn nhiều hơn đọc, viết. Vì thế, cuộc thi này sẽ khuyến khích người trẻ viết nhiều hơn, bắt đầu từ những thể loại gần gũi với họ.

     

    Đối với tôi, tiêu chí đầu tiên khi thẩm định một tác phẩm dù ở thể loại nào là phải viết cho hay, có sáng tạo và dĩ nhiên phải mang được không khí, hơi thở của tuổi trẻ, học đường. Tôi nghĩ rằng khi đã tham gia cuộc thi thì không phân biệt lứa tuổi nhưng nếu phải chọn giữa hai sáng tác có chất lượng ngang nhau thì sẽ ưu tiên cho tác giả nhỏ tuổi hơn. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào quy định chung của ban giám khảo.

     

    Khi tham gia cuộc thi này, người đoạt giải sẽ tăng độ nhận diện vì có tác phẩm đã trải qua sự thẩm định của giới chuyên môn gồm các nhà văn, nhà phê bình uy tín. Bên cạnh đó, tác phẩm sẽ được công bố ở những nhà xuất bản, tạp chí về văn học chất lượng như: Nhà xuất bản Hội Nhà văn, báo Văn nghệ TP.HCM, Bản tin ĐHQG-HCM. Điều này giúp tên tác giả đến với đông đảo bạn đọc và nhà phê bình hơn.

     

    Đây là một cơ hội rất tốt, mở rộng cho tất cả học sinh, sinh viên nên các bạn cứ mạnh dạn tham gia để thử thách bản thân. Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM có thể xem là một sân chơi nhưng cũng có thể là nơi khởi đầu cho một sự nghiệp văn chương nghiêm túc. Nếu bạn muốn đi đường dài thì cần có sự đầu tư bởi văn chương không chỉ cần năng khiếu mà còn là sự khổ luyện, lao động thật sự.

     

    * Nhà văn Trần Nhã Thụy - Giám đốc chi nhánh miền Nam Nhà xuất bản Hội Nhà văn

    Hy vọng phát hiện những giọng nói mới

     

    Việc ĐHQG-HCM tổ chức Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM trong bối cảnh những sân chơi dành cho các tài năng văn học ngày càng thu hẹp là rất kịp thời. Bởi lẽ, tập san Áo trắng chuyên dành cho giới trẻ đã đình bản, cuộc thi Văn học tuổi 20 cũng tạm ngưng “vô thời hạn”, Hoa học trò và Mực tím cũng không tổ chức cuộc thi nào. Vì thế, tôi tin rằng với quy mô tổ chức lớn và chuyên nghiệp, cuộc thi này sẽ là sân chơi rộng mở, thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh, sinh viên.

     

    Theo tôi, chủ đề “Khởi nghiệp văn chương” của cuộc thi năm nay rất hay vì tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ khá cao và có lẽ ít ai nghĩ có thể khởi nghiệp bằng nghề viết văn. Lâu nay, người ta chỉ nghĩ việc viết lách là mơ mộng trên trời hay lãng đãng với mây gió chứ không xem đó là việc nghiêm túc, có thể kiếm tiền. Thực chất, công việc sáng tạo đáp ứng cả hai khía cạnh vật chất lẫn tinh thần. 

     

    Đối với những người có niềm đam mê viết lách thì cuộc thi này là khởi đầu, còn những người nghĩ văn chương là một cái gì đó thực sự nghiêm túc thì họ sẽ dành thời gian để “thai nghén”, tập trung viết sâu sắc hơn để dự thi vào năm sau.

     

    Mỗi giám khảo có một tiêu chí riêng hay nói đúng hơn là có gu thưởng thức văn chương khác nhau. Riêng mình, tôi sẽ chú trọng nghệ thuật ngôn từ, tức xem trọng những người lao động chữ nghĩa hơn những người kể câu chuyện to tát, éo le, giật gân nhưng viết một cách cẩu thả. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ đánh giá cao tính mới mẻ trong cách chọn đề tài, hình thức thể hiện và nghệ thuật viết. Tôi tin rằng người trẻ sẽ có những thử nghiệm, chất phiêu lưu lớn. Nhờ đó, chúng tôi hy vọng sẽ phát hiện được những gương mặt, giọng nói mới qua cuộc thi này.

     

    * Nhà văn Huỳnh Trọng Khang

    Sân chơi đầu tiên để hình dung về bút lực

     

    Là cựu sinh viên của một trong những trường thành viên thuộc ĐHQG-HCM, tôi rất vui khi biết tin ĐHQG-HCM tổ chức Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM vì thời chúng tôi không có những cuộc thi về văn chương như thế này.

     

    Khi thẩm định một tác phẩm dự thi, tôi nghĩ rằng đầu tiên là phải hay - hay với cá nhân tôi. Theo tôi, hay ở đây là câu chuyện hay, cách kể hay hoặc có một sự tìm tòi độc lạ. Chẳng hạn sáng tác một truyện không có dấu chấm hay dấu phẩy thì cũng là một hình thức gây “lạ”. Đến nay, sáng tác văn chương không còn gì gọi là mới mẻ nữa nên tôi nghĩ quan trọng là ở cách thể hiện điểm nhìn mới, mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả.

     

    Cuộc thi này sẽ là một trong những sân chơi đầu tiên để các bạn trẻ cọ xát, hình dung rõ hơn về năng lực, trình độ và bút lực của mình. Bên cạnh đó, cuộc thi cũng như một lời động viên để các bạn bắt đầu sáng tác và tự tin hơn khi viết những điều mà mình ấp ủ.

     

    * Nguyễn Hằng Xuân - Sinh viên năm IV, Khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông TP.HCM

    Sẵn sàng khởi nghiệp với văn chương

     

    Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM là cuộc thi có quy mô lớn cùng ban giám khảo là những nhà văn, nhà phê bình có uy tín. Đặc biệt, chủ đề “Khởi nghiệp văn chương” khá mới mẻ và thực tế. Ngày nay, văn chương không còn “rẻ như bèo” như quan niệm xưa bởi nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của con người ngày càng cao. Do đó, những ai đam mê sáng tác và đầu tư nghiêm túc với văn chương sẽ có thể gặt hái thành công.

     

    Là sinh viên ngành công nghệ nhưng tôi có đam mê sáng tác văn chương từ những năm học THCS. Khi đó, tôi đã sáng tác một bài thơ tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và may mắn được đăng trên báo tường của trường. Từ đó, niềm đam mê sáng tác văn chương của tôi ngày càng mãnh liệt. Đối với tôi, văn chương là phương tiện giúp tôi quy đổi nhiều giá trị, cả vật chất lẫn tinh thần. Vì thế, tôi luôn nghiêm túc và sẵn sàng khởi nghiệp với lĩnh vực này.

     

    Với chủ đề này, tôi lựa chọn thể loại truyện ngắn và dự định khai thác hình ảnh những người trẻ dám phấn đấu, bày tỏ suy tư và bản lĩnh của chính mình. Sự phát triển của xã hội đã vô tình tạo ra nhiều áp lực vô hình cho thế hệ trẻ, khiến họ phải đối mặt với nhiều căn bệnh tâm lý. Vì vậy, tôi thường nhìn nhận thế giới bằng sự lạc quan và hướng người đọc đến điều đó với niềm hy vọng các sáng tác của tôi là một sự đồng cảm và san sẻ với họ.

     

    * Nguyễn Thanh Phú - Sinh viên năm IV, Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV

    Chọn tản văn để suy tư về làng quê, phụ nữ và trẻ em

     

    Tôi nghĩ Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM sẽ là bước đệm, tạo động lực cho các cây bút trẻ dấn thân vào con đường sáng tác văn chương chuyên nghiệp. Đến với cuộc thi năm nay, tôi lựa chọn tản văn vì thể loại này cho phép tôi vừa tái hiện cuộc sống, vừa lồng ghép những triết lý, suy tư về hệ sinh thái làng quê, quyền phụ nữ và trẻ em ở Tây Nam bộ. Ngoài ra, tôi cũng có thể hóa thân thành nhân vật hoặc đứng ở cảm quan của người thứ ba để đánh giá, nhận xét, bày tỏ cảm xúc về sự vật, hiện tượng.

     

    Thông qua tác phẩm, tôi mong độc giả sẽ nhìn thấy một lát cắt của cuộc sống, có thể xúc động, đồng cảm với câu chuyện của tôi hay thỏa mãn một khát khao nào đó. Với tôi, đó là thành công của một người theo đuổi niềm đam mê sáng tác văn chương.

     

    Dù không theo đuổi con đường sáng tác chuyên nghiệp nhưng văn chương sẽ luôn đồng hành cùng tôi trong cuộc sống. Tôi nghĩ những tài năng văn học trẻ sẽ có trách nhiệm phản ánh, phản tư về con người, những giá trị truyền thống và vấn đề thời đại đang dần bị lãng quên. Bởi lẽ, văn chương không chỉ là ngôn ngữ trau chuốt, hành văn suôn mượt mà còn bao hàm những bài học, thông điệp nhân văn.

     

    * Huỳnh Kiều Anh - Sinh viên năm II, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế - Luật

    Sẽ thử sức ở thể loại thơ

     

    Đến với cuộc thi này, tôi lựa chọn thử sức bản thân ở thể loại thơ. Đây cũng là thể loại gắn bó với tôi từ những ngày bắt đầu tập tành sáng tác là vào khoảng đầu năm lớp 10.

     

    Tôi đặc biệt thích thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử nên trước đây, những bài thơ tôi sáng tác đều được ảnh hưởng bởi lối viết khá lãng mạn, hư ảo này. Nhân cơ hội ĐHQG-HCM tổ chức Giải thưởng Văn học trẻ, tôi quyết tâm thể hiện một Kiều Anh thật “khác” từ cách chọn đề tài cho đến cách sử dụng ngôn từ. Bật mí là tôi sẽ đưa vào tác phẩm dự thi những hình ảnh rất gần gũi trong cuộc sống để độc giả tìm thấy sự đồng điệu, những kỷ niệm hay thậm chí là một phiên bản cũ của chính họ.

     

    Chủ đề của Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG-HCM lần này đã khơi lên trong tôi một nguồn cảm hứng chưa từng có, thúc đẩy tôi làm mới cái tôi cá nhân trong văn chương. Đây cũng là sự khởi đầu cho hành trình hiện thực hóa lý tưởng của tôi trong sáng tạo - không ngừng thay đổi.

    HƯƠNG NHU - THU TRANG

    Hãy là người bình luận đầu tiên