cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM là đại diện duy nhất của Việt Nam dự GUC Hamburg 2021

  • 05/06/2021
  • Từ ngày 1-4/6, PGS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa là đại biểu duy nhất đến từ Việt Nam tham dự phiên họp Hội đồng lãnh đạo đại học toàn cầu Hamburg (GUC Hamburg 2021). Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, phiên họp năm nay được tổ chức trực tuyến với sự tham gia của 45 hiệu trưởng.

    Đoạn trích tham luận của PGS.TS Mai Thanh Phong tại phiên thảo luận của hội nghị. Nguồn: HCMUT

    Trao đổi tại hội nghị, PGS.TS Mai Thanh Phong đã chia sẻ các quan điểm và hành động thiết thực của Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM cũng như một số trường đại học Việt Nam đối với vấn đề biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

    Ông Phong cho rằng, hành động của trường đại học sẽ tập trung ba nội dung sau: Tích hợp các nội dung về chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững vào các môn học, chương trình đào tạo; Thông qua các hoạt động đa dạng và sáng tạo để nâng cao nhận thức và triển khai hành động vì sự phát triển bền vững và Tư vấn với các địa phương và người làm chính sách về các vấn đề nhận diện nguy cơ, kết nối và triển khai hành động nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

    “Với vai trò đào tạo thế hệ lãnh đạo cho tương lai và cung cấp lực lượng lao động tinh hoa cho xã hội, mỗi trường đại học cần đóng vai trò tiên phong trong việc nâng cao và lan tỏa ý thức, trách nhiệm về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững trong cộng đồng. Đồng thời tham mưu, tư vấn cho đội ngũ làm chính sách về chiến lược và hành động để ứng phó biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững ở mỗi quốc gia” - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa nhấn mạnh.

    Theo PGS.TS Mai Thanh Phong, ba nội dung trên được Trường ĐH Bách Khoa kiên trì thực hiện trong nhiều năm. Cụ thể, các kiến thức về môi trường và phát triển bền vững đã được nhà trường tích hợp trong một số môn học cho sinh viên. Nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc thi ý tưởng, sự kiện, chương trình, diễn đàn hằng năm để sinh viên thực hành và trình diễn các ý tưởng của mình như: Bách Khoa Innovation, Ngày hội kỹ thuật, Chương trình “Nói không với nhựa dùng một lần”…

    Đặc biệt, giảng viên Trường ĐH Bách Khoa đã tích cực tham gia nhiều chương trình, dự án khoa học - công nghệ nhằm tìm các giải pháp công nghệ và cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chẳng hạn: chủ trì dự án “Tích hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương với công nghiệp sinh khối” do chính phủ Nhật Bàn tài trợ trong 5 năm; tham gia chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững Tây Nam bộ”; là một trong hai đơn vị chủ trì dự án điều tra cơ bản “Sức chống chịu của môi trường biển ven bờ Việt Nam”…

    Hội đồng lãnh đạo đại học toàn cầu Hamburg là một sáng kiến của Hội đồng Hiệu trưởng Đức, Quỹ Körber và Đại học Hamburg, CHLB Đức. Mục đích của Hội đồng là tổ chức những cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo trường đại học trên thế giới về sứ mệnh cốt lõi của trường đại học trong bối cảnh toàn cầu hóa giáo dục đại học, về những thách thức chính hiện nay mà hệ thống giáo dục đại học quốc gia trên toàn cầu đang phải đối mặt.

    GUC Hamburg 2021 là Hội đồng Lãnh đạo Đại học Toàn cầu lần IV, tập hợp các nhà lãnh đạo đại học từ các khu vực trên thế giới để phát triển các ý tưởng phổ quát của giáo dục đại học. Chủ đề lần này là vai trò của các trường đại học và người đứng đầu đối với những thách thức lớn của biến đổi khí hậu và sự phát triển bền vững. Ngoài ra, một phần nội dung của Hội đồng năm nay tập trung trao đổi về tác động trước mắt và lâu dài của đại dịch COVID-19 đối với lĩnh vực giáo dục đại học toàn cầu.

    AN NHIÊN

     

    Hãy là người bình luận đầu tiên