cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

cá cược thể thao trực tuyến là gì - Sự kiện

Miền ý niệm vật dụng trong tiếng Việt (trên cứ liệu ca dao, tục ngữ và thành ngữ) - NCS. Nguyễn Đình Việt

  • 29/12/2022
  • Đề tài: Miền ý niệm vật dụng trong tiếng Việt (trên cứ liệu ca dao, tục ngữ và thành ngữ)
    Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
    Mã số: 9229020
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Đình Việt
    Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Kính Thắng (Trường Đại học Đồng Nai); 2. TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh (Trường Đại học KHXH&NV TP HCM - ĐHQG TP HCM)
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học KHXH&NV TP HCM - ĐHQG TP HCM
    + Tóm tắt nội dung luận án (abstract)
    Luận án vận dụng khung lí thuyết của Ngôn ngữ học tri nhận để tìm hiểu cách thức tri nhận của người Việt về miền ý niệm vật dụng. Kết quả nghiên cứu của luận án đã khẳng định vai trò quan trọng của miền ý niệm vật dụng trong sự tri nhận của người Việt: Vật dụng là một trong những miền ý niệm cơ bản, mang tính chất phổ quát toàn nhân loại. Khi đi vào tiếng Việt, hệ thống ý niệm của miền vật dụng phản ánh rõ nét đặc trưng tư duy và văn hoá Việt với tính nghiệm thân và triết lí âm – dương. Điều này được luận án chứng minh thông qua việc xác lập cấu trúc ý niệm vật dụng, xác lập cấu trúc miền ý niệm vật dụng cũng như phân xuất các thuộc tính ý niệm, xác định những ý niệm điển dạng của miền ý niệm vật dụng. Luận án còn cho thấy cái nhìn toàn cảnh về cách hình dung của người Việt đối với miền ý niệm vật dụng thông qua mô hình mệnh đề, mô hình sơ đồ hình ảnh, mô hình hoán dụ và mô hình ẩn dụ. Đặc biệt, luận án đã xác lập được hệ thống ẩn dụ ý niệm miền vật dụng với 3 mô hình khái quát là: CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG, CÁC VẤN ĐỀ TRONG XÃ HỘI LÀ VẬT DỤNG và HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN LÀ VẬT DỤNG.
    + Những kết quả của luận án
    1. Hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết của Ngôn ngữ học tri nhận liên quan trực tiếp đến việc triển khai đề tài như ý niệm, miền ý niệm, nghiệm thân, mô hình tri nhận, ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm…; Kết hợp lí thuyết tri nhận với tri thức văn hoá để lí giải sự tri nhận của người Việt về miền ý niệm vật dụng.
    2. Từ nguồn ngữ liệu, luận án đã phân xuất được 1620 đơn vị ca dao, tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt có chứa từ chỉ các vật dụng, thống kê được 166 từ chỉ vật dụng xuất hiện với tần suất dày đặc (2639 lần). Từ đó, luận án đã xác lập và miêu tả cấu trúc miền ý niệm vật dụng; Phân tích các tiểu miền, các thuộc tính và xác định một số điển dạng của miền ý niệm vật dụng.
    3. Luận án mang đến một cái nhìn toàn cảnh sự hình dung của người Việt về vật dụng quan việc vận dụng lí thuyết mô hình tri nhận: Từ những trải nghiệm trong quá trình tương tác với vật dụng mà người Việt đã tổng hợp thành những mệnh đề khái quát đặc điểm, thể hiện sự đánh giá hay đúc kết bài học kinh nghiệm, ứng xử… Mô hình sơ đồ hình ảnh cho thấy sự tri nhận không gian về vật dụng trong trí não người Việt. Mô hình hoán dụ cũng là một phương thức ý niệm hoá quan trọng cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố/thuộc tính trong nội bộ hệ thống ý niệm vật dụng hoặc nội bộ hệ thống ý niệm về con người (khi xem vật dụng là một ý niệm thuộc miền con người, tương tự như nghề nghiệp, địa vị, hoàn cảnh…).
    4. Hệ thống ẩn dụ ý niệm miền vật dụng được xác lập và mô tả chi tiết với 21 cấu trúc ẩn dụ bậc trên, dựa trên hệ thống ánh xạ từ miền nguồn vật dụng đến 3 miền đích là con người, xã hội và tự nhiên. Hệ thống ẩn dụ ý niệm miền vật dụng mang tính phổ quát rất rõ, thể hiện ở cơ chế ánh xạ nguồn – đích là những miền cơ bản, quen thuộc đối với con người (vật dụng, con người, xã hội, tự nhiên) hay qua những mô hình ẩn dụ ý niệm khái quát như CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG, CÁC VẤN ĐỀ TRONG XÃ HỘI LÀ VẬT DỤNG và HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN LÀ VẬT DỤNG… Tính đặc trưng dân tộc được thể hiện trong những mô hình ẩn dụ ý niệm bậc dưới, đậm đặc văn hoá Việt như: TÌNH CẢM ĐONG ĐẦY CỦA CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH CHỨA ĐẦY CỦA BÁT/CHÉN; ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG LÀ SỬ DỤNG CHUNG GIƯỜNG; VỢ CHỒNG LÀ ĐÔI ĐŨA…  và đặc biệt, hệ thống ẩn dụ ý niệm miền vật dụng mang tính nghiệm thân và triết lí âm – dương, góp phần  làm rõ thêm những độc đáo trong tư duy, ngôn ngữ và văn hoá Việt.
    + Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    - Về lí luận: Luận án góp phần củng cố và khẳng định năng lực giải thích của Ngôn ngữ học tri nhận đối với các vấn đề thuộc ngôn ngữ - tư duy - văn hoá của một cộng đồng diễn ngôn, và việc tìm hiểu miền ý niệm vật dụng trong tiếng Việt là một ví dụ cụ thể. Hơn thế, luận án đề xuất một hướng nghiên cứu khái quát và hiệu quả, có thể đúc kết thành lí luận: dựa vào một miền ý niệm để xác lập và phân tích các mô hình tri nhận có khả năng tồn tại, qua đó định hình vai trò và vị trí của miền ý niệm trong thế giới tinh thần của cộng đồng, rút ra được những đặc trưng tri nhận của cộng động diễn ngôn khi hình dung về miền ý niệm đó.
    - Về thực tiễn: Luận án là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu miền ý niệm vật dụng trong tiếng Việt. Thông qua sự xác lập miền ý niệm vật dụng, phân tích và mô tả các mô hình tri nhận, luận án cung cấp thêm nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học nói chung, Ngôn ngữ học tri nhận nói riêng cũng như một số chuyên ngành nghiên cứu khác như văn học, văn hóa học. Ngoài ra, những dẫn giải về ý niệm, về quá trình ý niệm hoá được phân tích và miêu tả trong luận án còn có thể được sử dụng như những ví dụ tiêu biểu và sinh động để truyền bá, giới thiệu văn hóa Việt với thế giới, ứng dụng trong dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài. Hơn thế, ngữ liệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ chứa từ chỉ vật dụng được trích xuất từ quá trình nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cao; gợi mở thêm những vấn đề mới như cách tiếp cận và xử lí ngữ liệu; mở rộng ngữ liệu trong lĩnh vực báo chí, văn học, phần lời trong các tác phẩm âm nhạc…
    - Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu: Một số vấn đề liên quan đến luận án có thể tiếp tục khai thác và mở rộng như sơ đồ hình ảnh, tương tác ẩn-hoán dụ, pha trộn ý niệm… trong miền ý niệm vật dụng; so sánh, đối chiếu với hệ thống ý niệm miền vật dụng, hệ thống ẩn dụ ý niệm miền vật dụng của một số ngôn ngữ khác để rút ra được những điểm tương đồng, khác biệt trong ngôn ngữ, tư duy và văn hoá giữa các cộng đồng diễn ngôn. Ngoài ra, nghiên cứu cách ứng dụng mô hình ẩn dụ ý niệm miền vật dụng trong tiếng Việt để giảng dạy và truyền bá văn hoá Việt cho người nước ngoài cũng là một hướng đi triển vọng…

    Tệp đính kèm:

    Hãy là người bình luận đầu tiên