cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Thông cáo báo chí

Một số ngành đào tạo ĐH mới của ĐHQG-HCM

  • 24/06/2018
  • Năm 2018, ĐHQG-HCM có 9 ngành tuyển sinh bậc ĐH mới, gồm: Bảo dưỡng Công nghiệp, Thương mại Điện tử, Công nghệ Thông tin (chuyên ngành Khoa học Dữ liệu), Công nghệ Thông tin (chương trình chất lượng cao định hướng Nhật Bản), Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (chương trình chất lượng cao), Toán kinh tế, Kinh tế học (chương trình chất lượng cao), Luật tài chính - ngân hàng (chương trình chất lượng cao), Quản trị Kinh doanh (chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh).

    Học sinh tìm hiểu các ngành học của ĐHQG-HCM. Ảnh: Huỳnh Nhi

    Tất cả ngành mới này đều xét tuyển theo 4 phương thức chung: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2018; xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2018 của Bộ GD&ĐT; xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM và xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức. Các phương thức này hoàn toàn độc lập với nhau nên thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng nhiều phương thức.

    Bảo dưỡng Công nghiệp: nghề ổn định, cơ hội phát triển lớn

        Từ năm 2018, Trường ĐH Bách Khoa tuyển sinh ngành Bảo dưỡng Công nghiệp với 165 chỉ tiêu, trở thành nơi đầu tiên trong cả nước đào tạo chính quy ngành này.

        Theo TS Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo trường này, việc đảm bảo cho hệ thống máy móc vận hành ổn định, liên tục và chất lượng là nhiệm vụ chính yếu của những kỹ sư ngành Bảo dưỡng Công nghiệp.

        Các kỹ sư phải theo dõi định kỳ chế độ làm việc của từng bộ phận và toàn bộ hệ thống máy móc trong phân xưởng, dự đoán và nắm bắt kịp thời các triệu chứng hỏng hóc của máy móc để lên kế hoạch sửa chữa hoặc thay mới những chi tiết bị hao mòn một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất. “Vì vậy đây là nghề ổn định và cơ hội phát triển lớn”, ông Thông khẳng định.

    Công nghệ Thông tin: nhu cầu nhân lực đang tăng

        Thương mại Điện tử, Công nghệ Thông tin (chuyên ngành Khoa học Dữ liệu), Công nghệ Thông tin (chương trình chất lượng cao định hướng Nhật Bản) là 3 ngành mới của Trường ĐH CNTT có chỉ tiêu đào tạo lần lượt là 80 - 50 - 50. Trong đó, chuyên ngành Khoa học Dữ liệu đào tạo chuyên sâu về các hướng xử lý, tính toán trên mô hình dữ liệu lớn, khai thác dữ liệu, nghiên cứu, ứng dụng các mô hình cơ sở dữ liệu mới.

        Trường ĐH CNTT cho biết, khi xét tuyển các ngành này, trường không yêu cầu thêm về kỹ năng lập trình hay ngoại ngữ vì trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo từ căn bản đến nâng cao.

        Đây là các ngành học xã hội đang có nhu cầu nhân lực cao với mức thu nhập hấp dẫn, nhiều cơ hội làm việc trong và ngoài nước. Khi ra trường, sinh viên có thể trở thành lập trình viên tại các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; làm trong bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng, doanh nghiệp; chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học...; kỹ sư thiết kế, lập trình chip, vi mạch robot; kỹ sư quản trị mạng, lập trình ứng dụng mạng; kỹ sư quản trị, phân tích, khai thác dữ liệu; chuyên gia về bảo mật hệ thống; hoặc nghiên cứu viên về trí tuệ nhân tạo, máy học và ứng dụng...

    Điện tử - Viễn thông: đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

        Ngành Điện tử - Viễn thông chất lượng cao do Trường ĐH KHTN xây dựng, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao thuộc lĩnh vực Điện tử - Viễn thông trong thời đại công nghiệp 4.0. Năm 2018, ngành học này có 40 chỉ tiêu.

        Chuẩn đầu ra của ngành học được xây dựng theo bộ tiêu chuẩn CDIO bảo đảm sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và các kỹ năng hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu xã hội, giúp sinh viên dễ dàng thích ứng với các thay đổi về môi trường làm việc, có khả năng học tiếp sau đại học trong và ngoài nước.

        ThS Lê Văn Lai, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH KHTN cho biết: “Ngành học này có hệ thống cơ sở vật chất tốt, quy mô lớp học nhỏ (35-40 sinh viên), thuận lợi cho việc tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa các sinh viên với nhau. Lớp thực hành chỉ tối đa là 15 sinh viên. Chương trình giảng dạy chú trọng tăng cường tiếng Anh chuyên ngành và có sự tham gia thỉnh giảng của các giáo sư nước ngoài”.

        Hằng năm, sinh viên sẽ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học với giảng viên và trong khóa học phải có đề tài nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp; đồng thời sinh viên còn được tạo điều kiện tham gia các hội nghị khoa học trong và ngoài nước.  Các hoạt động ngoại khóa cũng được tích hợp vào chương trình để giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp.

    Nhóm ngành Luật - Kinh tế: nhiều vị trí việc làm khi ra trường

        Trường ĐH Kinh tế - Luật mở 4 ngành mới, đào tạo theo chương trình chất lượng cao, gồm Toán kinh tế, Kinh tế học, Luật Tài chính - Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh với chỉ tiêu lần lượt là 50-40-40-40.

        Trong đó Toán kinh tế là chương trình toán ứng dụng trong kinh tế, quản trị và tài chính. Sinh viên tốt nghiệp ngành Toán kinh tế có thể làm việc ở nhiều vị trí: chuyên viên quản lý danh mục đầu tư, quản trị rủi ro cho các công ty, các tập đoàn kinh tế, các công ty bảo hiểm; chuyên viên định chế tài chính; nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu, cơ quan hoạch định chính sách; giảng viên các trường ĐH, CĐ khối kinh tế và quản trị kinh doanh.

        Chị Nguyễn Hải Trường An, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Luật cho biết, Kinh tế học đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức chuyên sâu, vững vàng trong lĩnh vực kinh tế học; có khả năng tổ chức, quản lý hoạt động kinh tế ở khu vực doanh nghiệp; hoạch định, tham mưu, tư vấn các vấn đề kinh tế.

        Sau khi tốt nghiệp ngành Luật Tài chính - Ngân hàng, sinh viên có khả năng làm việc độc lập, hiệu quả ở các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước chuyên về tài chính, ngân hàng, thuế vụ, kiểm toán, bảo hiểm, chứng khoán…

        Riêng ngành Quản trị Kinh doanh sẽ dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu với 3 nhóm ngành nghề chính: Chuyên viên phân tích, dự báo, tư vấn chính sách hoặc chuyên gia cao cấp trong kinh doanh; chủ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảng viên và nghiên cứu viên.

    BẢO KHÁNH

    Hãy là người bình luận đầu tiên