cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Sau đại học

Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn bản tiếng Anh và tiếng Việt - NCS. Nguyễn Văn Thành

  • 16/02/2014
  • Ngành: Ngôn ngữ học So sánh – Đối chiếu
    Mã số: 62 22 01 10
    Họ tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Thành
    Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Ngọc Thêm
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG.HCM

    Tóm tắt luận án:
        Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả trong văn bản tiếng Anh và tiếng Việt là tìm hiểu vấn đề hoạt động của tư duy thông qua ngôn ngữ, và định hình bằng cơ chế và chất liệu của ngôn ngữ để xác lập phương thức liên kết nhân quả trong tính hiện thực của hoạt động ngôn ngữ (diễn ra như thế nào) thông qua văn bản tiếng Anh và văn bản tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng vào quá trình giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là giảng dạy tiếng Anh, theo phương pháp chủ đạo hiện nay trên thế giới – phân tích và thực hành các kỹ năng theo các nội dung/chủ đề trong các thể loại văn bản (content/theme-based approach).

    Những kết quả mới của luận án:
        1) Quan hệ nhân quả có thể được biểu hiện thông qua nhiều loại phong cách diễn ngôn khác nhau. Dù với dạng biến thể nào, về mặt lô-gic ngữ nghĩa, cuối cùng nó phải được phân tích và chứng minh bằng lập luận về sự hiện diện và tương tác giữa P và Q.
        2) Hai cơ chế khác nhau có thể có trong sự thể hiện cấu trúc nhân quả: a) Cơ chế thiên về hình thức là liên kết cú pháp. Đối tượng được chú ý ở đây là những cấp độ liên kết khác nhau như liên kết ngữ, cú, câu, b) Cơ chế tiếp theo thiên về liên kết nội dung. Đó là sự thể hiện tư duy lô-gic lên bình diện hoạt động ngôn ngữ, và đối tượng được chú ý là các hình thái cấu trúc ngôn ngữ khác nhau có thể dùng để thể hiện câu lô-gic nhân quả.
        3) Nghiên cứu cấu trúc lô-gic nhân quả từ sự kết hợp giữa hai cơ chế trong mối liên hệ với nguyên tắc một chức năng có thể được thể hiện thông qua nhiều hình thái, chúng tôi tạm phân chia làm ba loại hình thái (gọi là ba phương thức) khác nhau cho cả tiếng Anh và tiếng Việt: (i) loại dùng tác tố trong suốt; (ii) loại dùng tác tố mờ đục; (iii) loại dùng tác tố zero.
       4) Trong quá trình nghiên cứu vào các phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả, luận án đã chỉ ra được một số xu thế tương tác cơ bản có thể có như sau:
          a. Xu thế giản lược tác tố lập luận
          b. Xu thế tương tác giữa P và Q xác lập theo hướng trần thuật khách quan
          c. Xu thế tương tác giữa P và Q xác lập theo hướng đúc kết chủ quan
          d. Xu thế tình thái hóa tương tác nhân quả để mở rộng cấu trúc
          e. Xu thế hình tượng hóa cấu trúc thông qua ẩn dụ
          f. Xu thế rút gọn cấu trúc theo hướng đặc ngữ hóa

    Các  ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
        a. Trong tiếng Anh có bao nhiêu phương thức liên kết cú pháp được thể hiện qua văn bản giao tiếp thì có bấy nhiêu phương thức có thể được tận dụng để thể hiện quan hệ liên kết nhân quả.
        b. Cần nắm rõ các tác tố mờ đục, cũng như các cơ chế ngầm trong cấu trúc nhân quả trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Điều này có thể giúp người học chủ động tiếp cận, phân tích và dùng được các cấu trúc nội dung mọi thể loại văn bản, đặc biệt là thể loại văn chương. Đây là yêu cầu trọng tâm của phương pháp phân tích nội dung/chủ đề (content/theme-based approach).
        c. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về các tác tố mờ đục, các cấu trúc chìm trong văn bản của nhiều chuyên ngành học, đặc biệt là tác phẩm văn chương Anh, Việt. Qua đó, đi sâu khai thác và chủ động phát huy thành quả có được của luận án vào quá trình nghiên cứu kết hợp với giảng dạy.

    NCS. Nguyễn Văn Thành

    Nội dung chi tiết của tóm tắt luận án trong tệp đính kèm, tải về tại đây.

    Hãy là người bình luận đầu tiên