Tên đề tài: Tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân, hiệu quả doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01
Họ tên NCS: Nguyễn Thị Thùy Liên
Mã số NCS: 015201009
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, cá cược thể thao trực tuyến là gì
.HCM
1. Tóm tắt luận án
Luận án đã xây dựng và áp dụng phương pháp nghiên cứu phân tích mô tả và phân tích định lượng để phân tích vai trò của đầu tư công và đánh giá tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân, hiệu quả doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1990-2019/2020.
Nghiên cứu mô tả nhằm xem xét vai trò của đầu tư đối với đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế qua các hệ số thu hút và lan tỏa. Sử dụng số liệu thống kê giai đoạn 1990- 2020, cùng với tính toán các hệ số, nghiên cứu đã cho kết quả là đầu tư công là đầu tư vào cơ sở hạ tầng được xem như là vốn mồi để thu hút đầu tư tư nhân vào sản xuất kinh doanh. Hệ số thu hút của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân và đầu tư sản xuất kinh doanh đang có xu hướng tăng nhanh sau giai đoạn 2001-2005 cho thấy vai trò của đầu tư công tiếp tục mang tính chủ đạo, dẫn dắt, thu hút, lan tỏa vốn xã hội. Tuy nhiên, hệ số ICOR còn cao, thể hiện đầu tư công nói riêng và đầu tư xã hội nói chung còn kèm hiệu quả. Đầu tư công vào các ngành hạ tầng như xây dựng, vận tải, kho bãi, viễn thông và ngành điện có các hệ số liên kết ngược, liên kết xuôi cao, có tác động kích thích các ngành khác phát triển, thu hút đầu tư tư nhân vào các ngành kinh tế có hiệu quả cao.
Nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân, hiệu quả doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1990-2019 thông qua các mô hình kinh tế lượng. Kết quả cho thấy đầu tư công không chỉ có tác động tích cực thu hút đầu tư tư nhân đối với tất cả các ngành, mà còn có tác động tích cực đến GDP ngành, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngành. Bên cạnh đó, đầu tư nhà nước cũng có tác động tích cực đến đầu tư tư nhân và ảnh hưởng tốt đến GDP ngành. Điều này thể hiện tầm quan trọng không thể thiếu của đầu tư công và đầu tư nhà nước. Tuy nhiên, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước có tác động chèn lấn đầu tư công làm ảnh hưởng chung đến hiệu quả đầu tư nhà nước. Thêm vào đó, đầu tư công nói chung, đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư giáo dục nói riêng có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả doanh nghiệp qua chỉ số ROA. Trái lại, tồn tại kém hiệu quả của đầu tư nhà nước thông qua tác động tiêu cực đến suất sinh lợi đầu tư tư nhân. Một điều nữa đáng lưu ý là đầu tư tư nhân có tác động đến tăng trưởng GDP ngành mạnh hơn đầu tư nhà nước. Điều này thể hiện vai trò năng động của khu vực tư nhân là khu vực dẫn dắt nền kinh tế. Cuối cùng, lợi nhuận đầu tư (LogR), đầu tư công nghiệp (Yind/Y) và năng suất lao động (Y/P) có tác động tích cực đến đầu tư toàn xã hội (I/Y) trong mô hình tiếp cận tĩnh, tuy nhiên, mô hình tiếp cận động cho thấy mức độ đầu tư của quá khứ mới là yếu tố chính tác động tích cực đến đầu tư toàn xã hội (I/Y) hiện tại. Điều này phù hợp với lý thuyết quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đồng nghĩa lợi nhuận tăng, tăng tích lũy sẽ tăng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cần lưu ý đến yếu tố ngành trong quá trình đầu tư công và đầu tư nhà nước thông qua hệ số liên kết xuôi, liên kết ngược thì việc lựa chọn ngành tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư sẽ mang tính chắc chắn hơn.
Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số hàm ý chính sách được đề xuất để nâng cao hiệu quả đầu tư công: i) Phát huy tính tích cực của đầu tư công, tập trung đầu tư các ngành phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước…) góp phần đảm bảo các mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa các nơi sản xuất với nhau và giữa nơi sản xuất với nơi tiêu thụ sản phẩm; ii) Cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, giảm đầu tư doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành mà tư nhân có thể làm tốt, phát huy vai trò điều tiết kinh tế - xã hội của nhà nước thông qua đầu tư doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành yếu thế khó thu hút đầu tư tư nhân hoặc những ngành cần nguồn lực lớn từ nhà nước; iii) Cần huy động nguồn lực từ khu vực tư để bổ trợ cho đầu tư công cho cơ sở hạ tầng, từ đó làm giảm áp lực nhu cầu vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Theo đó, Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền đô thị cần tập trung nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển cho dự án phát triển đô thị theo hình thức hợp tác công tư. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, các địa phương xây dựng chiến lược phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lĩnh vực và từng địa phương và nguồn lực huy động;
iv) Tập trung chính sách hướng đến thu hút, thúc đẩy sự phát triển khu vực tư nhân. Đặc biệt, cần xem trọng vai trò của kinh tế tư nhân trong nước trong bối cảnh mới, phát huy nội lực, tạo động thúc đẩy khu vực này để dần dần trở thành khu vực kinh tế dẫn dắt. Thu hút, thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước bằng những biện pháp hiệu quả hơn như giảm thủ tục hành chính chuyển các dịch vụ công qua hình thức trực tuyến, chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn dễ dàng hơn trong bối cảnh hậu covid, triển khai các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị tổn thương cú sốc dịch bệnh; v) Tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh hậu covid, các quốc gia đều tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài để duy trì và phục hồi nền kinh tế.
2. Những kết quả mới của luận án Điểm mới về học thuật
Từ tổng lược các lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước theo hướng tác động chính của các đối tượng nghiên cứu là tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân, tác động của đầu tư công đến hiệu quả doanh nghiệp và tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế cho thấy vẫn tồn tại các khoảng trống cần được xem xét: i) Tồn tại các tác động trái ngược nhau của đầu tư công đến đầu tư tư nhân, tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế; ii) Chưa có nhiều nghiên cứu gắn với hiệu quả doanh nghiệp với đầu tư công, đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp có hiệu quả góp phần không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế; iii) Tại Việt Nam, vẫn còn ít nghiên cứu sử dụng đầu tư công, các khoản chi tiêu công (giáo dục,..) như biến vĩ mô tác động đến hiệu quả doanh nghiệp; iv) Phần lớn các nghiên cứu trong nước chưa tách đầu tư công và đầu tư doanh nghiệp nhà nước để xem xét. Về mặt khoa học, luận án đã xây dựng được các mô hình phân tích mô tả và phân tích định lượng để giải quyết các khoảng trống nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, bằng phương pháp phân tích mô tả, luận án đã xem xét vai trò của đầu tư đối với đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế qua các hệ số thu hút và lan tỏa. Các nghiên cứu trước trong và ngoài nước tập trung xây dựng các mô hình định lượng để đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế . Điểm mới của nghiên cứu này là đánh giá vai trò của đầu tư công thông qua các hệ số thu hút, hệ số sử dụng vốn và hệ số lan tỏa, trong đó có phân biệt giữa đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Các hệ số này cao chứng tỏ đầu tư công tạo cơ sở hạ tầng tốt thu hút đầu tư xã hội; Hệ số lan tỏa –liên kết ngược, liên kết xuôi cao chứng tỏ các ngành có đầu tư công có tác động lôi kéo phát triển các ngành khác, suy cho cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung. Kết quả những ngành có tác động lan tỏa cao là các ngành hạ tầng như xây dựng, vận tải, kho bãi, viễn thông và ngành điện với các hệ số liên kết xuôi và liên kết ngược trên 1.
Thứ hai, bằng phương pháp phân tích định lượng, luận án đã đánh giá tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân, hiệu quả doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1990-2019 thông qua các mô hình kinh tế lượng, gồm: i) Tác động của đầu tư công, đầu tư nhà nước đến đầu tư tư nhân, tăng trưởng kinh tế; ii) Tác động đầu tư công, đầu tư nhà nước đến hiệu quả doanh nghiệp; iii) Vai trò trung gian của năng suất lao động đến hiệu quả doanh nghiệp, đầu tư và tăng trưởng. Kết quả cho thấy đầu tư công, đầu tư nhà nước không chỉ có tác động tích cực thu hút đầu tư tư nhân, mà còn có tác động tích cực đến GDP, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước có tác động chèn lấn đầu tư công gây ra tác động tiêu cực của đầu tư nhà nước đối với hiệu quả doanh nghiệp. Cuối cùng, mô hình tiếp cận tĩnh cho rằng năng suất lao động đóng vai trò trung gian ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp, tăng trưởng và đầu tư, tuy nhiên năng suất lao động thấp của Việt Nam không còn ý nghĩa thống kê trong mô hình động tiếp cận động theo SGMM.
Từ đó, khuyến nghị hàm ý chính sách nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam. Từ thực nghiệm nghiên cứu trước cho thấy đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân và ngược lại đầu tư công cũng chèn lấn đầu tư tư nhân. Đầu tư là đầu vào đóng góp cho tăng trưởng, trong đó có đầu tư công và đầu tư tư nhân có tác động qua lại nên ảnh hưởng chung đến tăng trưởng. Bên cạnh đó, có ít nghiên cứu xem xét yếu tố hiệu quả doanh nghiệp trong mối quan hệ trên. Quan trọng hơn nữa là dữ liệu của các nghiên cứu trong nước chưa phân biệt giữa đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và chưa đánh giá theo ngành kinh tế. Điểm mới của nghiên cứu này là giải quyết các khiếm khiết đã nêu.
Điểm mới về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề sau: i) đầu tư công không chỉ có tác động tích cực thu hút đầu tư tư nhân đối với tất cả các ngành, mà còn có tác động tích cực đến GDP ngành, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngành. Bên cạnh đó, đầu tư nhà nước cũng có tác động tích cực đến đầu tư tư nhân và ảnh hưởng tốt đến GDP ngành; ii) đầu tư công nói chung, đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư giáo dục nói riêng có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả doanh nghiệp qua chỉ số ROA. Đặc biệt, đầu tư công vào các ngành hạ tầng như xây dựng, vận tải, kho bãi, viễn thông và ngành điện có các hệ số liên kết ngược, liên kết xuôi cao, có tác động kích thích các ngành khác phát triển, thu hút đầu tư tư nhân vào các ngành kinh tế có hiệu quả cao; iii) tồn tại kém hiệu quả của đầu tư nhà nước thông qua tác động tiêu cực đến suất sinh lợi đầu tư tư nhân. Một điều nữa đáng lưu ý là đầu tư tư nhân có tác động đến tăng trưởng GDP ngành mạnh hơn đầu tư nhà nước. Điều này thể hiện vai trò năng động của khu vực tư nhân là khu vực dẫn dắt nền kinh tế; iv) Cuối cùng, lợi nhuận đầu tư (LogR), đầu tư công nghiệp (Yind/Y) và năng suất lao động (Y/P) có tác động tích cực đến đầu tư toàn xã hội (I/Y) trong mô hình tiếp cận tĩnh, tuy nhiên, mô hình tiếp cận động cho thấy mức độ đầu tư của quá khứ mới là yếu tố chính tác động tích cực đến đầu tư toàn xã hội (I/Y) hiện tại. Điều này phù hợp với lý thuyết quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đồng nghĩa lợi nhuận tăng, tăng tích lũy sẽ tăng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Từ kết quả trên, luận án đề ra những đóng góp về mặt chính sách với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công: i) Phát huy tính tích cực của đầu tư công, tập trung đầu tư các ngành phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước…) góp phần đảm bảo các mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa các nơi sản xuất với nhau và giữa nơi sản xuất với nơi tiêu thụ sản phẩm; ii) Cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, giảm đầu tư doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành mà tư nhân có thể làm tốt, phát huy vai trò điều tiết kinh tế - xã hội của nhà nước thông qua đầu tư doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành yếu thế khó thu hút đầu tư tư nhân hoặc những ngành cần nguồn lực lớn từ nhà nước; iii) Cần huy động nguồn lực từ khu vực tư để bổ trợ cho đầu tư công cho cơ sở hạ tầng, từ đó làm giảm áp lực nhu cầu vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế; iv) Tập trung chính sách hướng đến thu hút, thúc đẩy sự phát triển khu vực tư nhân. Đặc biệt, cần xem trọng vai trò của kinh tế tư nhân trong nước trong bối cảnh mới, phát huy nội lực, tạo động thúc đẩy khu vực này để dần dần trở thành khu vực kinh tế dẫn dắt. Thu hút, thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước bằng những biện pháp hiệu quả hơn như giảm thủ tục hành chính chuyển các dịch vụ công qua hình thức trực tuyến, chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn dễ dàng hơn trong bối cảnh hậu covid, triển khai các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị tổn thương cú sốc dịch bệnh; v) Tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh hậu covid, các quốc gia đều tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài để duy trì và phục hồi nền kinh tế.
3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh những đóng góp về khoa học và thực tiễn cho mối quan hệ giữa đầu tư công, đầu tư tư nhân, hiệu quả doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế, luận án vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, trong giới hạn nguồn lực, số liệu nghiên cứu được thu thập các nguồn khác nhau như Niên giám Thống kê, Bộ Tài Chính, các chuyên gia Tổng cục Thống kê thực hiện tính toán. Do vậy, trên một chừng mực nhất định khó có bộ dữ liệu mang tính đồng bộ. Để đảm bảo dữ liệu nghiên cứu có độ tin cậy cao, tác giả đề xuất cần xây dựng bộ số liệu chi -thu ngân sách dựa trên chuẩn mực quốc tế và công bố công khai để các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận.
Thứ hai, dữ liệu đánh giá tác động đầu tư công ở cấp quốc gia, giai đoạn 30 năm có ý nghĩa về mặt trung bình. Để đề xuất chính sách đầu tư công phù hợp trong giai đoạn tới, cần xem xét thêm ở góc độ dự án, theo từng ngành, từ đó, tiến hành các nghiên cứu sâu từng khía cạnh của đầu tư công như đánh giá vai trò để ổn định nền kinh tế, đầu tư công hỗ trợ doanh nghiệp, lĩnh vực cần tập trung đầu tư công, các hình thức huy động nguồn lực cho đầu tư công, nhất là trong giai đoạn khôi phục kinh tế hậu đại dịch Covid và đang trên đà suy thoái kinh tế.
Thứ ba, trong giới hạn nguồn lực, tác giả sử dụng chỉ số lợi nhuận và lợi nhuận trên tổng tài sản đại diện cho hiệu quả doanh nghiệp, tuy nhiên, có nhiều chỉ báo để đánh giá hiệu quả doanh nghiệp như lợi nhuận/tổng vốn chủ sở hữu (ROE), ROS (lợi nhuận/doanh thu),... Điều này có thể được thực hiện ở các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá đầy đủ các khía cạnh của hiệu quả doanh nghiệp.
Hãy là người bình luận đầu tiên