I. CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH
1. Đào tạo Thạc sĩ: Theo 2 phương thức
– (1) Giảng dạy môn học ( by course work),
– (2) Nghiên cứu (by research)
cho 42 chuyên ngành thuộc các lĩnh vực sau:
Kinh doanh và quản lý
1. Quản trị kinh doanh
2. Hệ thống thông tin quản lý
Khoa học máy tính
3. Khoa học máy tính
Khoa học ứng dụng
4. Vật lý kỹ thuật
5. Toán ứng dụng
Kỹ thuật Địa chất – Dầu khí
6. Nhóm chuyên ngành Kỹ thuật địa chất (Địa chất khoáng sản, thăm dò; Địa chất môi trường; Địa kỹ thuật)
7. Nhóm chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí (Kỹ thuật khoan, khai thác và CN dầu khí; Địa chất dầu khí ứng dụng)
Công nghệ vật liệu
8. Nhóm chuyên ngành Công nghệ vật liệu (Công nghệ vật liệu vô cơ; Công nghệ vật liệu kim loại, Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp)
Khoa học tự nhiên
9. Nhóm chuyên ngành Kỹ thuật trắc địa; Bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)
Kỹ thuật điện; Điện tử – viễn thông; Tự động hóa và điều khiển
10. Thiết bị mạng và nhà máy điện
11. Kỹ thuật điện tử
12. Tự động hóa
Khoa học sự sống
13. Công nghệ sinh học
Kỹ thuật Cơ khí
14. Nhóm chuyên ngành Kỹ thuật chế tạo (Công nghệ chế tạo máy; Kỹ thuật chế tạo phôi; Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển)
15. Cơ học kỹ thuật
16. Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
17. Công nghệ nhiệt
18. Kỹ thuật cơ điện tử
Kỹ thuật Cơ khí năng lượng
19. Kỹ thuật Ôtô, máy kéo
20. Kỹ thuật hàng không (dự kiến mở năm 2010)
Công nghệ hoá học; Chế biến thực phẩm, Chế biến dầu khí
21. Công nghệ hóa học
22. Kỹ thuật hoá dầu
23. Quá trình và thiết bị CN hóa học
24. Công nghệ thực phẩm và đồ uống
Xây dựng
25. Xây dựng công trình dân dụng và CN
26. Địa kỹ thuật xây dựng
27. Vật liệu và CN vật liệu xây dựng
28. Công nghệ và quản lý xây dựng
29. Xây dựng cầu, hầm
30. XD đường ôtô và đường thành phố
31. Nhóm chuyên ngành xây dựng công trình thủy, biển (Xây dựng công trình thủy, Xây dựng công trình biển)
Môi trường và bảo vệ môi trường
32. Công nghệ môi trường
33. Quản lý môi trường
2. Đào tạo Tiến sĩ: Trường ĐH Bách Khoa đào tạo tiến sĩ ở 41 chuyên ngành, thông tin về đề tài nghiên cứu, người hướng dẫn, xin xem trên trang Web: //www.pgs.hcmut.chafona.com/Tuyen_sinh/index.php.
3. Chương trình hợp tác đào tạo tiến sĩ lĩnh vực Molecular and Nano Architectures (MANAR) giữa Đại học Quốc gia HCM & Đại học California, Los Angeles (UCLA)
II. THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC TUYỂN SINH
1. Thời gian thi tuyển: tháng 5/2011 (dự kiến)
2. Cao học: thi tuyển 3 môn: Môn Cơ bản (Toán cao cấp, Toán rời rạc); Môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh tương đương TOEFL 400), Môn Cơ sở
3. Nghiên cứu sinh: Xét tuyển hồ sơ nghiên cứu (xem chi tiết hồ sơ dự tuyển NCS tại //www.pgs.hcmut.chafona.com/Tuyen_sinh/index.php)
III. BỔ TÚC KIẾN THỨC VÀ ÔN TẬP THI TUYỂN
1. Bổ túc kiến thức: Thí sinh muốn dự thi chuyên ngành Cao học thuộc ngành gần hoặc khác với ngành đã tốt nghiệp ĐH, thí sinh tốt nghiệp ĐH hệ không chính qui (tại chức, mở rộng, từ xa…) phải học bổ túc kiến thức trước khi dự tuyển (xem chi tiết thông tin bổ túc kiến thức tại //www.pgs.hcmut.chafona.com/Tuyen_sinh/btkt.php)
Ghi danh học lớp bổ túc kiến thức: từ ngày 01/11/2010 đến ngày 29/11/2010
Dự kiến khai giảng ngày: 29/11/2010
2. Ôn tập thi tuyển:
- Môn Cơ bản (60 tiết – khai giảng ngày 03/01/2011)
- Môn Anh văn (60 tiết – khai giảng ngày 04/01/2011)
- Môn Cơ sở (45 tiết – khai giảng ngày 20/02/2011)
Ghi danh học lớp Ôn tập: từ ngày 01/12/2010 đến ngày 31/12/2010
Để biết thêm chi tiết vui lòng xem thông báo tại địa chỉ:
Phòng Đào tạo SĐH (P.115, nhà B3) Trường Đại học Bách Khoa
268 Lý Thường Kiệt, P. 14, Q.10, Tp. HCM
hoặc trang Web //www.pgs.hcmut.chafona.com
Hãy là người bình luận đầu tiên