cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Tin tổng hợp

Trường ĐH Bách Khoa là mảnh ghép lớn nhất của ĐHQG-HCM

  • 28/04/2023
  • Đó là nhận định của PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM, trong Lễ Công bố Quyết định bổ nhiệm lại hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG-HCM diễn ra long trọng tại cơ sở Lý Thường Kiệt (Q10) vào chiều 28/4.

    PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM, trao quyết định bổ nhiệm lại hiệu trưởng cho PGS.TS Mai Thanh Phong.

    Theo đó, PGS.TS Mai Thanh Phong sẽ tiếp tục giữ chức Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa nhiệm kỳ 2023-2028 sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ 2018-2023 với những thành tích nổi bật.

    PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết trong 5 năm qua, PGS.TS Mai Thanh Phong cùng tập thể lãnh đạo nhà trường đã làm được một số điều hết sức quan trọng. Thứ nhất, đó là quyết liệt thực hiện đề án tự chủ đại học, cho thấy sự mạnh dạn mang tính đột phá của nhà trường mà PGS.TS Mai Thanh Phong là hạt nhân nòng cốt. Thứ hai, về công tác đào tạo, số lượng chương trình đạt kiểm định quốc tế của Trường ĐH Bách Khoa đứng đầu hệ thống ĐHQG-HCM, nhà trường cũng đã phát triển rất nhiều chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thứ ba, Trường ĐH Bách Khoa trở thành đơn vị dẫn đầu ĐHQG-HCM về số lượng công bố quốc tế và hợp đồng khoa học công nghệ.

    “Không chỉ ở trong nhà trường mà đối với công việc của ĐHQG-HCM ở vai trò Ban Thường vụ, thầy Mai Thanh Phong cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” - Giám đốc ĐHQG-HCM nhận xét.

    Theo Giám đốc, một điều đặc biệt của Trường ĐH Bách Khoa chính là truyền thống kết nối đi đầu trong hệ thống ĐHQG-HCM. Tại buổi lễ, tham dự có các trường đại học kỹ thuật Việt Nam thuộc nhóm G7 (Trường ĐH Bách khoa ĐHQG-HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Giao thông vận tải, Trường ĐH Thủy lợi và Trường ĐH Mỏ - Địa chất), cùng các thầy cô, các cựu sinh viên hiện đang lãnh đạo những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Điều này chứng tỏ vai trò kết nối là hết sức quan trọng, mà PGS.TS Mai Thanh Phong cùng tập thể lãnh đạo Nhà trường đã giữ gìn, phát huy và ngày càng mở rộng hơn.

    Trong Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ĐHQG-HCM được Bộ Chính trị yêu cầu xây dựng đề án trở thành đại học trong nhóm đầu châu Á. Các trường đại học thành viên ĐHQG-HCM có những sứ mệnh khác nhau, trong đó Giám đốc ĐHQG-HCM xác định rõ Trường ĐH Bách Khoa là mảnh ghép lớn nhất và quan trọng nhất. Tầm nhìn và sứ mệnh của ĐHQG-HCM là trở thành hệ thống đại học nghiên cứu tốp đầu châu Á, nơi hội tụ của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa, tri thức Việt Nam. Trường ĐH Bách Khoa chính là mảnh ghép nòng cốt về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

    Giám đốc ĐHQG-HCM kỳ vọng trong thời gian tới, lãnh đạo Nhà trường sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau. Thứ nhất, đó là xây dựng mô hình tự chủ thật sự trở thành bước đột phá trong công tác quản trị đại học, trao quyền tự chủ đến từng thầy cô giáo, từng sinh viên, từng cựu sinh viên. Thứ hai, Trường ĐH Bách Khoa phải đi đầu trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo: thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; phát triển các nhóm nghiên cứu và các chương trình đào tạo liên ngành, liên trường; tập trung xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia đặt tại TP.HCM. Thứ ba, Trường tiếp tục đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục. Thứ tư, Trường tập trung công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách bài bản, có hệ thống. Thứ năm, Trường ĐH Bách Khoa cùng ĐHQG-HCM làm việc với các cấp chính quyền để sớm cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất cho Nhà trường.

    PGS.TS Mai Thanh Phong cho biết bản thân sẽ phấn đấu và trau dồi năng lực quản trị trên cơ sở kinh nghiệm những năm qua, cũng như mong muốn nhận được sự đồng hành và hỗ trợ sát sao từ tập thể Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM, cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa cùng các đối tác thân tín.

    Tin, ảnh: LÊ HOÀI

    Hãy là người bình luận đầu tiên