cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Hội thảo

Trường ĐH KHXH&NV đăng cai Hội thảo quốc tế về Tâm lý học trường học

  • 29/12/2023
  • Ngày 29/12, tại Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM cơ sở Đinh Tiên Hoàng (Q1) đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về Tâm lý học trường học lần thứ 7 với chủ đề “Thúc đẩy sức khỏe tâm thần trong trường học”.

    Phiên toàn thể của Hội thảo.

    Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH KHXH&NV), Liên hiệp Phát triển tâm lý học đường quốc tế (CASP-I) và Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam phối hợp tổ chức. Gần 400 đại biểu trong và ngoài nước tham dự hội thảo.

    Hội thảo thường niên này nhằm giúp các nhà khoa học công bố những nghiên cứu mới nhất về lĩnh vực tâm lý học trường học, đề xuất các chiến lược đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực, các mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại trường học. Qua đó, hội thảo tạo kết nối giữa các chuyên gia và tổ chức để cùng thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu này.

    Hội thảo nhận được gần 100 bài báo khoa học từ nhiều tác giả trong và ngoài nước, xoay quanh các chủ đề: (1) thực trạng các vấn đề gặp phải và các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe tâm thần trong trường học; (2) các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam; (3) xây dựng trường học hạnh phúc (happy schools); (4) vai trò của gia đình, nhà trường, công tác thực hành đánh giá; (5) can thiệp sức khỏe tâm thần trong trường học.

    65 bài báo đã được chọn để xuất bản thành kỷ yếu, chia làm 3 chủ đề: (1) sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên; (2) ảnh hưởng của môi trường gia đình, trường học và công nghệ đến sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên; (3) thúc đẩy sức khỏe tâm thần trong trường học.

    Theo TS Lê Minh Công - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe tinh thần, Trường ĐH KHXH&NV, Hội thảo thu hút không chỉ các tác giả là nhà tâm lý học mà còn mở rộng các tác giả ở lĩnh vực khác, như bác sĩ, nhà công tác xã hội, nhà xã hội học… Các nghiên cứu không chỉ đề cập vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên mà còn mở rộng sang giáo viên, giảng viên, bên cạnh đó còn có nghiên cứu về khía cạnh ảnh hưởng của công nghệ đến sức khỏe tâm thần.

    Hội thảo diễn ra trong một ngày với phiên toàn thể và các phiên tiểu ban. Tại phiên toàn thể, các đại biểu đã lắng nghe 3 tham luận chính: Xác định lại tính nam sau chấn thương tình dục: Nguyên mẫu của nam tính (TS Ines Yagi, Judith Malette, Nicolas Galton, Trường Tư vấn, Trị liệu Tâm lý và Tâm linh, ĐH Saint Paul, Canada); Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đối với hành vi thân thiện với xã hội trong đại dịch COVID-19: Vai trò trung gian của năng lực bản thân (TS Lý Cường Cường, Trường Khoa học Giáo dục, ĐH Sư phạm 2 Giang Tô, Trung Quốc); Mô hình mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần tích hợp tại CHLB Đức (PGS.TS.BS Tạ Thị Minh Tâm, Khoa Tâm thần và Khoa học thần kinh, ĐH Y khoa Charité Berlin cơ sở Benjamin Franklin).

    Hội thảo gồm 8 phiên tiểu ban theo các chủ đề: (1) Sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên Việt Nam; (2) Nhận thức của cộng đồng và trường học về sức khỏe tâm thần của học sinh; (3) Bắt nạt, bạo lực và hành vi tự hại, tự sát của học sinh; (4) Xây dựng trường học hạnh phúc; (5) Vai trò của gia đình trong chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh; (6) Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, truyền thông đến sức khỏe tâm thần của học sinh; (7) Thực hành đánh giá và can thiệp sức khỏe tâm thần cho học sinh tại trường học; (8) Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam.

    Tin, ảnh: LÊ HOÀI

    Hãy là người bình luận đầu tiên