cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

cá cược thể thao trực tuyến là gì - Sự kiện

Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp thích ứng cho nông nghiệp TP. HCM - NCS. Vũ Thùy Linh

  • 03/02/2021
  • Tên đề tài luận án tiến sĩ: Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp thích ứng cho nông nghiệp TP. HCM 
    Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
    Mã số: 62.85.01.01
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thùy Linh
    Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Kim Lợi, TS Hồ Minh Dũng
    Cơ sở đào tạo: Viện Môi trường và Tài nguyên, cá cược thể thao trực tuyến là gì .HCM
    1. Tóm tắt luận án 
     Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được đánh giá là một trong những siêu đô thị có tốc độ phát triển cao, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đã và đang gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng và thách thức lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp và người nông dân - những đối tượng phải chịu nhiều bất lợi từ sự thay đổi khí hậu. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá TDBTT (TDBTT) của ngành nông nghiệp thành phố theo những kịch bản BĐKH nhằm cung cấp cơ sở khoa học vững chắc cho các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.
     Nghiên cứu đánh giá TDBTT cho các vùng nông nghiệp trước những yếu tố khí hậu khác nhau theo hướng tiếp cận dựa vào chỉ thị theo một hàm số của các chỉ số phơi nhiễm, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng. Bộ tiêu chí chi tiết cho từng chỉ số được xây dựng thông qua quá trình lược khảo tài liệu, tham vấn ý kiến chuyên gia và căn cứ trên tình hình thực tế của TP.HCM. Với bộ tiêu chí đánh giá TDBTT do BĐKH đến nông nghiệp, phương pháp luận nghiên cứu tích hợp AHP, GIS và các mô hình toán của đề tài được đề xuất nhằm đánh giá tổng hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội đến ngành nông nghiệp Thành phố. Đối với mức độ phơi nhiễm, các tiêu chí đánh giá bao gồm nắng nóng, mưa lớn, hạn khí tượng, hạn thủy văn, ngập lụt và xâm nhập mặn, với giá trị của mỗi tiêu chí được ước tính dựa trên dữ liệu khí tượng và kết quả xây dựng mô hình thuỷ văn và thuỷ lực (SWAT và HEC–RAS) cho kịch bản nền (1986 – 2006) và kịch bản BĐKH (RCP4.5 cho giai đoạn 2016 – 2035 và 2046 – 2065). Bên cạnh đó, 12 tiêu chí đánh giá yếu tố nhạy cảm và 4 tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng được tính toán thông qua số liệu thực tế và kết quả điều tra xã hội học. 
     Kết quả đánh giá TDBTT cho các vùng nông nghiệp của TP.HCM cho thấy so với kịch bản nền, mức độ tổn thương trung bình chiếm hầu hết diện tích các quận 12, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ trong kịch bản BĐKH RCP 4.5 giai đoạn 2016 - 2035. Mức độ tổn thương cao xuất hiện ở một phần huyện Bình Chánh và Cần Giờ trong kịch bản BĐKH RCP 4.5 giai đoạn 2046 – 2065. Dựa vào kết quả phân vùng DBTT, nghiên cứu đề xuất 2 mô hình thích ứng với BĐKH cho vùng trồng trọt và vùng nuôi trồng thủy sản với các giải pháp thích ứng với từng tác động khác nhau của BĐKH. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp chung như: giải pháp quản lý, tăng cường năng lực cảnh báo, tăng cường thể chế và tuyên truyền nhằm nâng cao khả năng thích ứng của cộng đồng trước những diễn biến của BĐKH.
    2. Những kết quả mới của luận án 
    - Nông nghiệp là đối tượng chịu tác động lớn bởi ảnh hưởng BĐKH. Nghiên cứu đánh giá các vùng nông nghiệp TP.HCM DBTT trước các tác động của BĐKH nhằm có những khuyến nghị hỗ trợ ngành nông nghiệp thành phố thích ứng được với những tác động của BĐKH;
    - Nghiên cứu xây dựng được bộ tiêu chí và trọng số riêng biệt nhằm đánh giá vùng DBTT do BĐKH phù hợp với điều kiện nông nghiệp TP.HCM bao gồm 6 tiêu chí phơi nhiễm, 12 tiêu chí nhạy cảm và 4 tiêu chí khả năng thích ứng.
    - Nghiên cứu đánh giá được xu thế các yếu tố khí hậu cực đoan như nắng nóng, mưa lớn, hạn khí tượng, hạn thủy văn, ngập lụt và xâm nhập mặn cho giai đoạn nền (1986 – 2006) và kịch bản BĐKH (RCP 4.5 giai đoạn 2016 – 2035; 2046 – 2065)
    - Nghiên cứu đánh giá được khả năng thích ứng của ngành nông nghiệp thành phố thông qua phương pháp điều tra khảo sát xã hội học về Nhận thức của người dân; Khả năng, kinh nghiệm ứng phó với sự cố do BĐKH; Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và Khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ.
    - Nghiên cứu xây dựng được bản đồ vùng DBTT do BĐKH của nông nghiệp TP.HCM, một bài toán không - thời gian phức hợp có liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau (tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội), nhiều đối tượng khác nhau (người dân, cán bộ quản lý), thay đổi theo từng khu vực (quận/ huyện) và từng giai đoạn (hiện tại, tương lai). theo các kịch bản (kịch bản nền, kịch bản BĐKH RCP 4.5 giai đoạn 2025 và 2050). 
    - Nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận hệ thống, tích hợp công nghệ GIS, mô hình toán (SWAT, HEC-RAS, Phân tích đa tiêu chí/ AHP) và điều tra xã hội học nhằm đánh giá và phân vùng DBTT do BĐKH cho nông nghiệp TP.HCM.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    3.1 Khả năng ứng dụng trong thực tế
    - Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho ngành nông nghiệp TP.HCM dự đoán phạm vi chịu rủi ro do BĐKH để từ đó xây dựng kế hoạch, quy hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng hợp lý trong điều kiện BĐKH nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và việc làm cho người dân. 
    - Bản đồ phân vùng BĐKH, bản đồ đánh giá TDBTT do BĐKH cung cấp thông tin khoa học, trực quan về BĐKH, qua đó, giúp cán bộ quản lý, người dân nâng cao nhận thức, hiểu biết về tình trạng BĐKH tại khu vực nơi mình đang sinh sống.
    3.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
    - TDBTT cho các kịch bản tương lai trong nghiên cứu này chủ yếu dựa trên sự thay đổi của các yếu tố phơi nhiễm với sự thay đổi khí hậu theo từng kịch bản, các yếu tố nhạy cảm và khả năng thích ứng được giả định không thay đổi đáng kể giữa các kịch bản. Tuy nhiên, TP.HCM là khu vực có sự phát triển KTXH mạnh mẽ, do đó hướng nghiên cứu tiếp theo cần lồng ghép các kịch bản phát triển KTXH cũng như các tác động song hành như ô nhiễm môi trường trong đánh giá tổn thương nhằm đưa ra được những kết quả khả thi, đầy đủ hơn.
    - Ngoài ra, cần có những nghiên cứu sâu hơn tác động của BĐKH đến đặc điểm sinh thái, hệ thống canh tác, thời vụ, giống, kỹ thuật của từng loại cây trồng và vật nuôi và tác động khác song hành với BĐKH lên ngành nông nghiệp như ô nhiễm môi trường (nước, đất, không khí) để đưa ra những khuyến nghị về thích ứng với BĐKH cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng.

    Tệp đính kèm:

    Hãy là người bình luận đầu tiên