cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

cá cược thể thao trực tuyến là gì - Sự kiện

Vấn đề Quốc học và Quốc văn ở Việt Nam đầu thế kỷ XX - NCS. Đoàn Nguyễn Thuỳ Trang

  • 16/06/2022
  • Tên luận án: Vấn đề Quốc học và Quốc văn ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
    Chuyên ngành: Văn hoá học
    Mã số: 9229040
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Đoàn Nguyễn Thuỳ Trang
    Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Quận, TS. Nguyễn Văn Hiệu
    Tên cơ sở đào tạo: Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    1. Tóm tắt nội dung luận án 
    Luận án nghiên cứu vấn đề quốc học, quốc văn ở Việt Nam đầu thế kỷ XX như một hiện tượng văn hoá gắn với ý thức mới về quốc gia dân tộc và ý thức về bản sắc văn hoá. Sử dụng các phương pháp lịch sử, logic, thống kê, so sánh, phân tích nội dung, luận án đã làm rõ nguyên nhân xuất hiện vấn đề quốc học, quốc văn trong những thập niên đầu thế kỷ XX ở Việt Nam là hệ quả của quá trình tiếp xúc văn hoá Đông - Tây trong bối cảnh thuộc địa, việc tiếp thu các luồng tư tưởng mới và xu hướng hiện đại hoá xã hội. Vấn đề quốc học, quốc văn xuất hiện trong quá trình nhận thức và hoạt động của giới trí thức khoảng hơn ba thập niên đầu thế kỷ XX, với hai giai đoạn: (1) thập niên đầu tiên của thế kỷ XX với vai trò tích cực của các nhà Nho cựu học nhằm xác lập tư tưởng học thuật mới, thúc đẩy xã hội hoá chữ Quốc ngữ, bước đầu hình thành nền quốc văn mới; và (2) giai đoạn hơn hai thập niên tiếp theo với sự tham gia nhiều hơn của các nhà trí thức tân học với những đóng góp về tiếp thu văn minh phương Tây, bảo lưu văn hoá truyền thống, nhận thức về quốc học và quốc văn, cải tiến chữ Quốc ngữ, xây dựng nền quốc văn mới. Vấn đề quốc học Việt Nam đầu thế kỷ XX khởi xướng từ quốc sử và quốc văn, phản ánh xu hướng chung của thời đại tiếp xúc văn hoá Đông - Tây, gắn liền với các phong trào dân chủ và cải cách văn hoá - xã hội, có sự tiếp nối giữa các thế hệ trí thức và thể hiện tinh thần dung hợp Đông - Tây rõ nét. Có những điểm tương đồng và dị biệt nhất định so với các nước khu vực Đông Á, quốc học, quốc văn ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XX và để lại nhiều bài học có giá trị về nghiên cứu, phát triển văn hoá học thuật trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay.
    2. Những kết quả của luận án
    2.1. Về phương diện khoa học
    Luận án là một chuyên khảo về vấn đề quốc học và quốc văn của Việt Nam đầu thế kỷ XX, góp phần làm rõ một vấn đề học thuật quan trọng được đặt ra ở Việt Nam trong buổi đầu hội nhập văn hóa Đông - Tây và trong quá trình hiện đại hóa văn hóa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã đạt được bao gồm:
    (1) Luận án đã xác lập các cơ sở lý luận và cách tiếp cận cho việc nghiên cứu vấn đề quốc học, quốc văn theo hướng nghiên cứu về bản sắc văn hoá, tiếp xúc và tiếp biến văn hoá, giao thoa và biến đổi văn hoá.   
    (2) Luận án đã làm rõ nguyên nhân và quá trình xuất hiện vấn đề quốc học, quốc văn ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. 
    (3) Luận án đã phân tích các đặc điểm và khái quát ý nghĩa của vấn đề quốc học, quốc văn ở Việt Nam đầu thế kỷ XX trong buổi đầu tiếp xúc văn hoá Đông - Tây và trong quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam. 
    2.2. Về ý nghĩa thực tiễn
    (1) Luận án góp thêm một góc nhìn để hiểu thêm về thực tiễn văn hoá Việt Nam trong một giai đoạn đặc biệt ba thập niên đầu thế kỷ XX và gợi ý những bài học cho việc nghiên cứu, phát triển văn hoá học thuật Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 
    (2) Luận án góp phần vào thành tựu nghiên cứu chung về vấn đề quốc học, quốc văn nói riêng và quá trình hiện đại hoá nền văn hoá Việt Nam nói chung.
    3. Hướng phát triển tiếp theo của luận án
    Trong những nghiên cứu tiếp theo, có thể tập trung theo hướng nghiên cứu sâu hơn về tác động của vấn đề quốc học, quốc văn đầu thế kỷ XX đối với văn hoá dân tộc; so sánh giữa vấn đề quốc học, quốc văn Việt Nam với các nước trong khu vực. 

    Tệp đính kèm:

    Hãy là người bình luận đầu tiên