Tên đề tài luận án: Văn hoá tổ chức và ứng xử trong hoạt động mưu sinh của người Chăm theo đạo Islam ở Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Văn hoá học
Mã số: 9229040
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thoa
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Ngô Văn Lệ
Tên cơ sở đào tạo: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cá cược thể thao trực tuyến là gì
.HCM
1. Tóm tắt nội dung luận án (viết dưới dạng tóm tắt bài báo khoa học)
Người Chăm theo đạo Islam (người Chăm Islam) là một trong những tộc người có nét văn hoá độc đáo, riêng biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Cùng với người Việt, Khmer và một số tộc người khác, người Chăm Islsam khẳng định vị thế của cộng đồng mình khi đóng góp cho TP.HCM nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung những nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt và rất nổi bật. Một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay của người Chăm Islam là hoạt động mưu sinh.
Mưu sinh là hoạt động tất yếu, xuất phát từ nhu cầu thực tế của con người để tồn tại và phát triển. Do đó, hoạt động mưu sinh cũng là một trong các yếu tố rất quan trọng tạo nên văn hóa của một cộng đồng tộc người. Cũng giống như các tộc người khác, hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ở TP.HCM luôn có sự thay đổi bởi quá trình vận động, phát triển của tự nhiên và xã hội.
Đặc biệt, trong bối cảnh 4.0, hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam càng được quan tâm và thúc đẩy phát triển một cách phù hợp hơn để bắt kịp dòng chảy của thời đại. Trong đó, tổ chức và ứng xử trong hoạt động mưu sinh của họ là những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc kết nối cộng đồng, bảo tồn văn hóa, định hình xu hướng phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai. Do đó, nghiên cứu về văn hóa tổ chức, ứng xử trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và nhận định một cách toàn diện hơn về định hướng phát triển kinh tế cộng đồng tộc người này, nhất là ở trong môi trường năng động và phát triển như TP.HCM.
Luận án tập trung vào các nội dung chính gồm: Văn hoá tổ chức, văn hoá ứng xử và những xu hướng phát triển trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ở TP.HCM. Từ đó nhận diện những yếu tố thuận lợi, hạn chế, cơ hội, thách thức trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam. Đồng thời đưa ra những góp ý, kiến nghị cho sự phát triển kinh tế của tộc người này trong bối cảnh hiện nay và xu hướng tương lai.
2. Những kết quả của luận án
2.1. Về mặt khoa học
Luận án góp phần nhận diện văn hóa của người Chăm Islam ở TP.HCM trong hoạt động mưu sinh và phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, làm rõ thực trạng hoạt động mưu sinh của cộng đồng người Chăm Islam, trong đó bao gồm cả những mặt tích cực và những tồn tại có ảnh hưởng đến đời sống của họ ở hiện tại và xu hướng tương lai. Ngoài ra, luận án đóng góp những thông tin mới về văn hoá tổ chức, ứng xử trong hoạt động mưu sinh của cộng đồng người Chăm Islam ở TP.HCM trong bối cảnh thế giới hội nhập.
2.2. Về mặt thực tiễn
Luận án góp thêm một góc nhìn mang tính thực tế về văn hoá tổ chức và ứng xử trong hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ở TP.HCM thông qua các đợt khảo sát điền dã, phỏng vấn người thật, việc thật. Kết quả của nghiên cứu luận án sẽ góp thêm vào nguồn tài liệu tham khảo cho lĩnh vực văn hóa tộc người chuyên ngành Văn hóa học, Dân tộc học.
3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Về khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có cái nhìn mới mẻ và có những kiến nghị phù hợp để ứng dụng vào thực tiễn. Cụ thể, luận án rút ra những luận điểm từ nghiên cứu thực tế, góp phần nhận diện cũng như phát triển kinh tế người Chăm ở hiện tại cũng như xu hướng trong tương lai. Trên cơ sở đó, góp phần về định hướng phát triển kinh tế cộng đồng người Chăm Islam nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Chăm trong bối cảnh CNH, HĐH ở TP.HCM.
Về những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: Công trình này có thể tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu theo hướng mở rộng so sánh hoạt động mưu sinh của người Chăm Islam ở TP.HCM với các quốc gia Hồi giáo khác như Malaysia, Indonesia và các nước Trung Đông để tìm ra những điểm chung và đúc kết những kinh nghiệm trong phát triển kinh tế của người Islam ở các quốc gia này.
Hãy là người bình luận đầu tiên