Tên đề tài luận án: Xây dựng khung phương pháp đánh giá sự cố môi trường vùng ven biển - Trường hợp vùng ven biển Đông Nam Bộ
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số ngành: 9.85.01.01
Họ tên nghiên cứu sinh: Lê Tân Cương
Khóa đào tạo: 2019
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Văn Phước, 2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân
Cơ sở đào tạo: Viện Môi trường và Tài nguyên, cá cược thể thao trực tuyến là gì
.HCM
1. Tóm tắt nội dung luận án:
Luận án đề xuất khung phương pháp đánh giá sự cố môi trường (SCMT) vùng ven biển do quá trình phát triển KTXH từ phía lục địa dựa trên cơ sở tích hợp các phương pháp phân tích đa tiêu chí (AHP, SAW, GBWM), với phương pháp chuyên gia. Đồng thời, áp dụng khung phương pháp được đề xuất, kết hợp với các phương pháp: Mô hình toán (MIKE 21), độ dốc đường bờ, viễn thám, GIS,... nghiên cứu thực hiện đánh giá SCMT vùng ven biển Đông Nam Bộ (ĐNB), bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đánh giá SCMT và vùng nghiên cứu;
Nghiên cứu, xây dựng khung phương pháp đánh giá SCMT vùng ven biển do quá trình phát triển KTXH từ phía lục địa;
Nghiên cứu điển hình áp dụng khung phương pháp đánh giá SCMT được đề xuất đối với vùng ven biển ĐNB;
Đề xuất giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu SCMT vùng ven biển thuộc vùng nghiên cứu điển hình.
2. Những kết quả mới của luận án:
Thiết lập được khung phương pháp đánh giá SCMT vùng ven biển do quá trình phát triển KTXH từ phía lục địa trên cơ sở tích hợp các chỉ số Hiểm họa, Phơi nhiễm với TDBTT – Độ nhạy và Khả năng thích ứng. Các chỉ số được xây dựng dựa trên các bộ tiêu chí và ước lượng thông qua thang điểm đánh giá với từng tiêu chí tương ứng để chuẩn hóa dữ liệu phục vụ tính toán các chỉ số thành phần và chỉ số SCMT vùng ven biển;
Hệ thống hóa và bổ sung, hoàn thiện chỉ số nhận diện mối nguy tiềm ẩn hiểm họa xảy ra SCMT nước, ảnh hưởng đến vùng ven biển do quá trình phát triển KTXH từ phía lục địa;
Phân tích toàn diện được nguy cơ xảy ra SCMT vùng ven biển đối với từng loại mối nguy dựa trên các trọng số tối ưu của các tiêu chí, làm căn cứ xác định giải pháp phù hợp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ xảy ra SCMT dựa theo các tiêu chí liên quan đến đặc tính của từng mối nguy, góp phần chủ động ứng phó SCMT vùng ven biển.
3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Về khía cạnh ứng dụng, các vùng ven biển có đặc điểm tương tự như vùng nghiên cứu điển hình có thể áp dụng khung phương pháp được đề xuất. Tuy nhiên, khi áp dụng khung phương pháp được đề xuất để đánh giá SCMT của các vùng ven biển khác nhau cần quan tâm đến khả năng thu thập thông tin, dữ liệu để tăng tính định lượng ước lượng các chỉ số thành phần, chỉ số SCMT cũng như hỗ trợ phân vùng hợp lý, từ đó xác định các giải pháp phù hợp ngăn ngừa, giảm thiểu SCMT, góp phần phát triển bền vững vùng ven biển.
Trong tương lai, nghiên cứu cần mở rộng theo hướng:
Để có khả năng đánh giá, phân tích toàn diện SCMT vùng ven biển, đặc biệt là vùng ven biển ĐNB bởi đa mối nguy cần tiếp tục nghiên cứu tích hợp các mối nguy do quá trình biến đổi tự nhiên vào khung phương pháp được đề xuất, trong đó chú trọng thiết lập các bộ tiêu chí, với các tiêu chí đặc trưng và các phương pháp khả thi để thu thập dữ liệu, phục vụ tính toán ước lượng các chỉ số SCMT;
Do khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu đầu vào mô hình MIKE 21 FM nên nghiên cứu chỉ thực hiện việc hiệu chỉnh/kiểm định đối với mô hình thủy lực MIKE 21 FM HD, đối với mô hình mô phỏng phơi nhiễm MIKE 21 FM SA cần được tiếp tục nghiên cứu.
Hãy là người bình luận đầu tiên