cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

Khoa học - Công nghệ

Chiến lược vaccine nào cho người phục hồi sau khi nhiễm SARS-CoV-2 tự nhiên dạng nhẹ hoặc không có triệu chứng?

  • 23/08/2021
  • Học viên Cao học Võ Nguyễn Hải Vy, PGS.TS. Trần Văn Hiếu

    Khoa Sinh học-Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
    ---------

    Biên dịch từ 

    Ilaria Vicenti, Francesca Gatti, Renzo Scaggiante, Adele Boccuto, Daniela Zago, Monica Basso, Filippo Dragoni, Maurizio Zazzi, Saverio Giuseppe Parisi. Single-dose BNT162b2 mRNA COVID-19 vaccine significantly boosts neutralizing antibody response in health care workers recovering from asymptomatic or mild natural SARS-CoV-2 infection. International Journal of Infectious Diseases, 108 (2021) 176–178.

    Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, chiến lược tiêm chủng hàng loạt là vũ khí tối quan trọng để kiểm soát dịch bệnh và sớm đưa thế giới thoát khỏi cơn khủng hoảng y tế, kinh tế xã hội đang ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên, việc tiêm chủng cho người từng mắc bệnh lại là vấn đề đang được tranh luận. Đối với nhóm người từng mắc COVID-19 và đã khỏi bệnh, hiệu quả bảo vệ của miễn dịch dịch thể vẫn còn tồn tại một thời gian ngắn sau khi nhiễm bệnh; đồng thời, đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ từ tế bào T cũng đã được ghi nhận. Mặc dù vậy, nhóm đối tượng này vẫn cần được tiêm chủng để tăng hiệu quả bảo vệ và phản ứng miễn dịch của họ sau khi tiêm sẽ cung cấp thêm thông tin về hiệu quả gây đáp ứng miễn dịch của loại vaccine được sử dụng.

    Để làm rõ vai trò của việc tiêm vaccine cho người từng nhiễm, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu tiêm vaccine mRNA BNT162b2 (Pfizer-BioNTech) trên hai nhóm tình nguyện viên, tương ứng là nhóm từng mắc bệnh – N (các trường hợp bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng) và nhóm chưa từng mắc bệnh – KN. Trong đó, nhóm N được tiêm một liều, nhóm KN được tiêm đủ hai liều khuyến cáo. Kết quả được đánh giá thông qua hiệu giá kháng thể trung hòa tạo ra ở các nhóm sau khi tiêm vaccine tại các mốc thời gian xác định (Hình 1).

    Hình 1 Sơ đồ biểu diễn các nhóm thí nghiệm và mốc thời gian kiểm tra; T1, ngày tiêm liều 1; T2, 20+4 ngày sau T1; T3, 20+4 ngày sau liều 2.

    Kết quả từ các nhóm thí nghiệm đã mang đến dữ liệu bất ngờ. Lượng kháng thể trung hòa thu nhận được từ nhóm nhiễm cao hơn đáng kể so với lượng thu nhận được từ nhóm không nhiễm, ở cả hai lần đánh giá (T2 và T3) với mức ý nghĩa P < 0,001 (Hình 2). Dữ liệu hiện tại củng cố luận điểm tiêm chủng cho người từng nhiễm bệnh thể nhẹ hoặc không có triệu chứng giúp tăng cường khả năng miễn dịch với tác nhân gây bệnh là SARS-CoV-2. Tuy nhiên, điều này không thể khẳng định liệu liều tiêm bổ trợ sau nhiễm có giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ cho hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ tái nhiễm bắt nguồn từ nhiễm tự nhiên hay không. Các kết quả phản ứng miễn dịch khác nhau thu nhận được sau tiêm chủng cho thấy sự trưởng thành miễn dịch góp phần cải thiện hiệu quả của việc tiêm chủng tăng cường. Dữ liệu này cùng với các mức kháng thể trung hòa được tạo ra sau nhiễm tự nhiên có thể củng cố đề xuất tiêm chủng cho những người có phản ứng miễn dịch kém hơn hoặc nhiễm không triệu chứng mặc dù hiện tại có ít bằng chứng cho thấy sự tương quan giữa hiệu giá kháng thể trung hòa với khả năng bảo vệ khỏi việc tái nhiễm. Tuy hiệu giá kháng thể trung hòa ghi nhận được ở nhóm không nhiễm sau hai liều tiêm là tương đối thấp, nhưng quan trọng là tỷ lệ mắc và nhiễm SARS-CoV-2 đã giảm liên tục ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao.

    Hình 2 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trung hòa của nhóm nhiễm (N) và nhóm không nhiễm (KN) sau các mốc thời gian. Những ký hiệu giống nhau chỉ cùng đối tượng ở các thời điểm đánh giá khác nhau. Dấu hoa thị biểu diễn mức ý nghĩa, P < 0,01.

    Từ các kết quả của nghiên cứu, có thể kết luận rằng một liều tiêm chủng cho những người từng mắc bệnh với triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng có khả năng tăng cường miễn dịch dịch thể chống lại SARS-CoV-2 với hiệu giá kháng thể trung hòa tạo ra cao hơn đáng kể so với người chưa từng nhiễm đã tiêm đủ hai liều.  

    Cuộc chiến của nhân loại với đại dịch COVID-19 vẫn chưa đi đến hồi kết, nhiều biện pháp bảo vệ đã và đang được nỗ lực tiến hành. Cùng với đó, chiến lược tối ưu hóa khả năng bảo vệ của vaccine là một trong những điều nên được thực hiện nhằm sử dụng nguồn vaccine hiệu quả mà vẫn giúp tăng khả năng bảo vệ cho cộng đồng.

    Hãy là người bình luận đầu tiên