Tên đề tài LATS: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62310102
Họ tên NCS: Nguyễn Thanh Đoàn
Mã số NCS: N17703001
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Chí Hải
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, cá cược thể thao trực tuyến là gì
.HCM
1. Tóm tắt luận án
Luận án phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến mức sở hữu của SCIC và tác động của SCIC đối với doanh nghiệp mục tiêu, ở cả phương diện tài chính và xã hội (phi tài chính). Kết quả cho thấy các doanh nghiệp lớn, ít rủi ro, có ít khả năng bị chi phí đại diện chi phối thường có mức sở hữu SCIC cao hơn và các doanh nghiệp mục tiêu có SCIC đầu tư có xu hướng sử dụng ít lao động hơn. Ngoài ra, SCIC có khả năng cải thiện hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp có hiệu quả thấp, tác động này yếu hơn đối với những doanh nghiệp có hiệu quả kém hơn và giảm khi doanh nghiệp có hiệu quả ở mức rất cao. Đối với hiệu quả về mặt xã hội, kết quả cho thấy các doanh nghiệp có đầu tư của SCIC không giảm thuế nộp cho ngân sách nhà nước cũng như không cắt giảm lao động và có xu hướng làm tăng lương lao động ở mức lương thấp nhất. Trong khi đó, các SWF trung bình có xu hướng giảm thuế, giảm lao động và tăng lương, trừ trường hợp ở mức lương cao nhất. Các kết quả phân tích cho thấy SCIC có thể do SCIC vẫn phải quan tâm đến một số thước đo hiệu quả xã hội (số việc làm và nộp thuế) nên khó có điều kiện cải thiện lương cho người lao động.
2. Những kết quả mới của luận án
Thứ nhất, trên cơ sở tiếp thu các lý thuyết về công ty đầu tư vốn nhà nước một cách có hệ thống, luận án xây dựng khung phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty đầu tư vốn nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Luận án thảo luận lý thuyết về vai trò của SCIC đối với các mục tiêu tài chính và mục tiêu xã hội.
Thứ hai, về phương pháp luận án xây dựng các giả thuyết nghiên cứu để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sở hữu của SCIC tại các doanh nghiệp mục tiêu. Thông qua các giả thuyết nghiên cứu để xác định những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động SCIC, bổ sung các tiêu chí về hiệu quả xã hội như việc làm, thu nhập, mức nộp thuế và đây một đóng góp quan trọng của luận án. Luận án mở rộng so sánh hiệu quả đầu tư của SCIC so với các SWF khác trên thế giới.
Thứ ba, về mặt thực tiễn, luận án phân tích hiệu quả hoạt động của SCIC một cách có hệ thống thông qua việc sử dụng chuỗi số liệu thống kê mô tả, so sánh đối chứng và phân tích tổng hợp dưới góc độ kinh tế chính trị, nhận diện được những điểm thành công và những hạn chế cùng nguyên nhân. Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của SCIC.
3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Với kết quả nghiên cứu Luận án sẽ là một đóng góp có giá trị cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nhà nước, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, những người học quan tâm đến công tác quản lý và kinh doanh vốn nhà nước. Tuy nhiên, Luận án vẫn còn một số vấn đề chưa giải quyết như:
(1) Đánh giá tác động của sở hữu SCIC nói riêng và nhà nước nói chung đối với hiệu quả của doanh nghiệp mục tiêu. (2) Đánh giá tác động của mức sở hữu của SCIC đối với hiệu quả doanh nghiệp niêm yết và phi niêm yết. Đây cũng là gợi ý cho các nghiên cứu khác tiếp theo.
Hãy là người bình luận đầu tiên