cá cược thể thao trực tuyến là gì - web cá độ thể thao uy tín

cá cược thể thao trực tuyến là gì - Sự kiện

Chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (nghiên cứu trường hợp quận 11) - NCS. Tạ Thị Thanh Thủy

  • 26/12/2022
  • Tên luận án: Chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (nghiên cứu trường hợp quận 11)
    Họ và tên tác giả: Tạ Thị Thanh Thủy
    Ngành: Dân tộc học
    Mã số: 9310310
    Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Tiệp
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    + Tóm tắt nội dung luận án (abstract)
    Luận án là công trình đầu tiên đề cập đến chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo tại quận 11 – Thành phố Hồ Chí Minh với những đánh giá về đời sống vật chất, tinh thần, những yếu tố tác động, những yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng sống cho trẻ em trong các hộ gia đình nghèo. Luận án còn gợi ý những giải pháp nâng cao chất lượng sống trẻ em nghèo tại quận 11 - Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
    + Những kết quả của luận án
    Bằng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành dân tộc học kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành, vận dụng các khung lý thuyết và tiếp cận văn hoá – xã hội, luận án góp phần làm rõ hơn vấn đề nghèo đa chiều và chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo tại quận 11 – Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
    1. Đời sống của hộ nghèo trên địa bàn quận 11, thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn những khó khăn về mức thu nhập, không gian sinh hoạt nhỏ hẹp, một bộ phận người nghèo chưa có thẻ bảo hiểm y tế, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn xã hội, vốn tài chính, các nguồn vay, mức độ hài lòng với cuộc sống không cao. Có sự khác biệt nhưng không nhiều giữa hộ nghèo người Việt và người Hoa trong công cuộc thoát nghèo qua việc đánh giá vai trò của đoàn hội trong công tác giảm nghèo, mục đích vay vốn, nguồn vốn vay, đánh giá mức sống hộ gia đình, chất lượng cuộc sống hộ gia đình. Yếu tố cộng đồng, sự gắn kết của người Hoa ở quận 11 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung rất bền chặt và có tính tương trợ cao. Luận án cho thấy được chất lượng sống của gia đình nghèo chưa tốt, chưa đảm bảo thể hiện qua các chiều cạnh vật chất, tinh thần, xã hội. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo. Những người nghèo thường dễ bị tổn thương nhất và cần được hỗ trợ nhiều, nhất là việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.
    2. Chất lượng của trẻ em trong những hộ gia đình nghèo ở quận 11, TP.HCM còn hạn chế ở khía cạnh vật chất, tinh thần thông qua những phân tích về dinh dưỡng, y tế, phát triển, nhà ở, môi trường, tiếp cận thông tin, văn hoá xã hội, lao động trẻ em và tâm lý tình cảm. Hiện nay, trẻ em đang sống trong các gia đình nghèo ở quận 11 cần được cung cấp, đáp ứng những nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí... Có sự tương đồng cũng khác biệt về chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo người Việt và người Hoa thể hiện ở những thiếu hụt về y tế, giáo dục, nhà ở và dinh dưỡng, lao động trẻ em và việc đáp ứng nhu cầu của trẻ em. Trẻ em có những ứng phó riêng với tình trạng nghèo khổ nhưng chủ yếu là ứng phó bằng suy nghĩ và hành động tích cực. Luận án chỉ ra được các yếu tố về xã hội, thể chất, tâm lý, kinh tế và giáo dục – đào tạo đã có ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ em trong những hộ gia đình nghèo.
    3. Cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho trẻ em trong những hộ gia đình nghèo ở quận 11 thể hiện bằng việc gia tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Những khó khăn trong tiếp cận dịch vụ xã hội với trẻ em của hộ gia đình nghèo người Việt và người Hoa là: Vốn xã hội, tâm lý - nhận thức của trẻ em và thu nhập - kinh tế hộ gia đình. Do đó, hệ thống an sinh xã hội với trẻ em cần lấy gia đình làm trung tâm, hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu của trẻ em. Khi gia đình được tham gia vào quá trình xem xét và thiết kế dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của trẻ em, gia đình, thì khả năng của gia đình trong việc nuôi dạy con cái sẽ tăng lên. Phối hợp với gia đình, cơ quan phúc lợi trẻ em có thể xây dựng được các dịch vụ đáp ứng tốt và giúp gia đình thực hiện tốt chức năng của gia đình và cho phép trẻ em có cuộc sống an toàn với gia đình. Các thiết chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình…có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hộ nghèo và tạo cơ hội gia tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Để nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo hội phát triển bình đẳng cho trẻ em hộgia đình nghèo, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân cần tăng cường phối hợp thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hội, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và của toàn xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; khuyến khích các tổ chức kinh tế - chính trị, các tổ chức xã hội, gia đình, cộng đồng và người dân tham gia bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. Bên cạnh đó tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho trẻ em chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em và các hoạt động xã hội, đặc biệt là trẻ em sống trong những điều kiện khó khăn, trong những hộ gia đình nghèo.
    + Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra được thực trạng chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo quận 11 cũng như những giải pháp trong việc nâng cao chất lượng sống của trẻ em nghèo; đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập và những thách thức trong việc nâng cao chất lượng sống của trẻ em nghèo. Luận án cũng đưa ra những khuyến nghị về mặt chính sách và thực thi chính sách nhằm tạo cơ hội cho các hộ thoát nghèo nhằm nâng cao chất lượng sống của trẻ em nghèo trong bối cảnh hiện nay.
    Luận án còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và cho những ai quan tâm đến chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo, đặc biệt đặt trong mối tương quan với các chiều kích kinh tế - văn hoá – xã hội – dân tộc. Việc nghiên cứu lối sống, văn hoá của hộ gia đình nghèo gắn liền với chất lượng sống của hộ gia đình nghèo sẽ còn tiếp tục gợi ra nhiều hướng nghiên cứu trong tương lai.

    Tệp đính kèm:

    Hãy là người bình luận đầu tiên