Tên luận án: “Đạo đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó
Đến đạo đức con người việt nam hiện nay”
Ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.03.01
Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐÀO TẤN THÀNH
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH
TS. TRẦN HOÀNG HẢO
Cơ sở đào tạo: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - cá cược thể thao trực tuyến là gì . HỒ CHÍ MINH
1. Tóm tắt nội dung luận án
Đạo đức Phật giáo nổi bật với các giá trị phổ quát nhất về lòng từ bi, đem tình yêu thương đến với mọi người, tu tâm, hành thiện và xây dựng các mối quan hệ xã hội đã định hướng cho cho lý tưởng sống con người và trở thành kim chỉ nam hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ. Bản chất của đạo đức Phật giáo là hướng đến giáo dục đạo đức con người với những phẩm chất cao quý: từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha. Đạo đức Phật giáo trong nội dung tư tưởng của mình có nhiều giá trị cao quý về nhân văn và thực tiễn sâu sắc như: xem con người là trọng tâm, đề cao vai trò và vị trí con người; đề cao tinh thần phản tỉnh tự giác con người; đề cao việc rèn luyện trí tuệ và giải thoát con người; góp phần giáo dục, xây dựng và hoàn thiện con người về đạo đức; góp phần củng cố, bù đắp các thiếu hụt trong đời sống tinh thần và xây dựng một xã hội nhân ái, vị tha, hòa bình. Chính vì vậy, mà con người đã tìm thấy ở đạo đức Phật giáo một nơi để gửi gắm niềm tin, một niềm an ủi tinh thần che chở họ trước những cám dỗ và thử thách của cuộc đời. Phật giáo hướng con người đến một lối sống nhân bản biết yêu thương, đem niềm vui và quan tâm đến với mọi người mà quên mình, hướng con người biết cảm thông với những người có hoàn cảnh khó khăn, biết sống vì người khác.
Tuy nhiên, thực trạng đạo đức con người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập xảy ra mà Đảng, Nhà nước và các đoàn thể trong đó có Phật giáo rất quan tâm. Đó là đạo đức con người Việt Nam đang đứng trước nguy cơ suy thoái. Nó làm sáo trộn đời sống văn hóa đạo đức tinh thần, các giá trị đạo đức truyền thống bị lai căn xuống dốc. Thay vào đó là chủ nghĩa thực dụng, đề cao giá trị đồng tiền, con người chạy theo các giá trị vật chất, thậm chí vì tiền bạc, quyền lực, danh vọng, địa vị xã hội mà bài trừ, giết hại lẫn nhau, làm cho con người mất sự tin tưởng lẫn nhau, các giá trị niềm tin bị mất phương hướng, mối quan hệ giữa con người với nhau lạnh nhạt, thờ ơ, tạo sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt giữa các dân tộc, các vùng kinh tế. Có không ít những trường hợp xấu xảy ra: tình nghĩa cha con, vợ chồng, anh em bị xói mòn, tan vỡ vì đồng tiền. Điều này làm phương hại đến nhân cách, phẩm giá, nghĩa tình, các giá trị truyền thống nhân bản của dân tộc, và là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội.
Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương giáo dục đạo đức con người và được nhiều đoàn thể quan tâm. Trong đó nổi bật nhất là Phật giáo. Phật giáo đã thể hiện tinh thần nhập thế của mình qua các hoạt động thiện sự góp phần lành mạnh hóa suy nghĩ, lời nói, việc làm cho con người. Với tinh thần từ bi, cứu khổ, đạo đức Phật giáo nhanh chóng lan tỏa và đã ảnh hưởng sâu sắc đến các giá trị đạo đức truyền thống con người Việt Nam ở nhiều phương diện khác nhau như: quan niệm tư tưởng; đạo đức lối sống; phong tục tập quán; văn hóa nghệ thuật và ứng xử giao tiếp. Hiểu được những giá trị đạo đức mà Phật giáo mang lại cho dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách tôn giáo phù hợp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, phát huy vai trò tích cực của đạo đức Phật giáo trong bối cảnh hiện nay.
Nhìn chung, đạo đức Phật giáo với những giá trị tinh túy của mình đã được người Việt Nam tiếp nhận và biến thành một phương thức để thỏa mãn tinh thần không chỉ trong lịch sử mà còn cả trong hiện tại. Vì vậy, khi du nhập Việt Nam, đạo Phật đã dễ dàng bén rễ vào nền văn hóa dân tộc, và đã trở thành tôn giáo lớn của đại bộ phận nhân dân Việt Nam. Những tư tưởng đạo đức cơ bản của Phật giáo đã nhanh chóng hòa quyện vào các giá trị đạo truyền thống của người Việt Nam như: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo, tiết kiệm trong lao động, tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, lòng nhân ái, khoan dung và tinh thần lạc quan trong nghịch cảnh, góp phần làm phong phú thêm cho các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Mặc dù còn những hạn chế nhất định mang tính lịch sử như: chưa có được cái nhìn toàn diện về bản chất xã hội của con người; mang màu sắc duy tâm, nhưng đạo đức Phật giáo trong nội dung tư tưởng của mình có nhiều giá trị cao quý về nhân văn và thực tiễn sâu sắc góp phần giáo dục, xây dựng và hoàn thiện con người về đạo đức; định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy, giáo dục đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai./.
2. Những kết quả mới của luận án
Luận án đã trình bày, phân tích, hệ thống hóa và làm rõ những nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo trên nền tảng giáo lý và giới luật, cũng như các giá trị đạo đức truyền thống nói chung của con người Việt Nam. Qua đó thấy được sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay qua năm khía cạnh: quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; phong tục, tập quán; văn hóa, nghệ thuật; ứng xử giao tiếp. Từ việc phân tích thực trạng những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị đạo đức Phật giáo tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Qua đó thể hiện tinh thần nhập thế và phát triển của đạo đức Phật giáo.
3. Khả năng ứng dụng của luận án
Bằng sự trình bày một cách có hệ thống về điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo, nội dung và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay, luận án không chỉ giúp người đọc có sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về nội hàm của đạo đức Phật giáo trên nền tảng giáo lý và giới luật, các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam mà còn giúp có sự đánh giá khách quan, đúng đắn hơn về giá trị tư tưởng của đạo đức Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
Hãy là người bình luận đầu tiên